Anh
được biết đến với tư cách nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch và gần đây nhất là
bloger chuyên nghiệp Nguyễn Quang Lập. Nhưng chưa nhiều người biết, anh còn có
thời gian giảng dạy trên giảng đường đại học.
1. Cái duyên nào đưa anh tới công việc
dạy học tại dự án Điện ảnh – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà nội?
Trước
nay tôi chưa hề nghĩ có một ngày sẽ đứng trên bục giảng. Nhiều cơ sở mời đến nói
chuyện tôi cũng từ chối. Vì tôi nghĩ mình không có khiếu nói trước đám đông, vả,
tôi cũng chẳng muốn xuất hiện trước đám đông. Khoa văn trường Đại học Kh &
Nv Hà Nội cùng quĩ Ford lập nên dự án đào tạo các nhà biên kịch và phê bình cho
Điện ảnh Việt Nam, họ mời tôi. Lúc đầu tôi không mặn lắm nhưng nghĩ lại mình sắp
già rồi, nếu có chút ít kinh nghiệm mà không truyền cho lớp trẻ thì phí quá. Vì
thế tôi đã nhận lời.
2. Giảng dạy đã là một nghệ thuật, mà
giảng dạy về một môn nghệ thuật là điện ảnh nữa thì quả là khó. Anh đã thu hút
học trò của mình bằng cách nào?
Tôi
đã đến với học trò bằng tấm lòng yêu thương quí mến họ và bằng nhiệt huyết nghề
nghiệp. Tôi đi dạy là vì muốn họ trở
thành nhà biên kịch thực thụ chứ không vì một buổi kiếm được 100 đô, dù số tiền
đó rất quan trọng đối với tôi. Đó cũng là lý do tôi rời bỏ giảng đường, một khi
tôi nhận ra người ta không quan tâm lắm đến việc đào tạo ra các nhà biên kịch
mà quan tâm chuyện khác thì tôi kiên quyết rời bỏ.
3. Nền điện ảnh Việt nam còn đang
trên đường xây dựng và phát triển. Giáo trình chuẩn về chuyên ngành biên kịch
điện ảnh còn chưa được thống nhất. Anh đã chuẩn bị giáo án của riêng mình ra
sao?
Tài liệu
biên kịch ở nước ta rất ít, nếu không muốn nói là zero. Để có một giáo án tương
đối tốt cho học trò, tôi đã bỏ hết thời gian nghiên cứu rất nhiều tài liệu, nhờ
bạn bè ở nước ngóài tìm và dịch tài liệu cho, cùng với kinh nghiệm của mình tôi
đã tạo ra giáo án cho đến nay tôi vẫn thấy
hài lòng.
4. Được biết sau khóa giảng dạy tại Dự
án Điện ảnh, anh có tổ chức nhóm viết Lưỡng Hà Song Thủy và sau đó là công ty
Script – chuyên sản xuất kịch bản phim
truyền hình, điện ảnh, phim ngắn,,, theo đơn đặt hàng với hạt nhân là những học
trò do chính anh đào tạo. Anh nghĩ sao nếu
có người nói rằng anh đang công nghiệp hóa công việc vốn không thể đi vào khuôn
khổ - đó là sáng tạo?
Đối
với phim truyền hình thì việc làm việc nhóm gần như là bắt buộc, dần dà có thể
dẫn đến chuyên môn hoá người dựng hình kẻ viết thoại, người viết tuyến nhân vật
này kẻ viết tuyến nhân vật khác. Nói công nghiệp hoá cũng không sai, sáng tạo
không có nghĩa ai muốn làm gì thì làm, nhà biên kịch sáng tạo trong khuôn khổ
công việc của anh ta, thế thôi.
5.Bloger Nguyễn Quang Lập nổi tiếng về
chuyện nói nhiều điều không ai nói về nghiệp viết. Vậy anh nói gì về mối liên hệ
giữa sáng tác và .. tiền bạc?
Một
nhà văn, nhà biên kịch chuyên nghiệp thì sáng tác đồng nghĩa với thu nhập, viết
càng hay càng đông khách hàng, viết càng nhiều càng được nhiều tiền, đấy là
chuyện bình thường. Ngày nay có ai nói tôi không viết vì tiền thì hoặc người đó
nói phét hoặc họ không phải là người cầm bút chuyên nghiệp.
6. Trong vai trò là một người thầy,
anh yêu cầu điều gì nhất ở học trò của mình?
Tôi
cần họ yêu nghề . Nếu không yêu nghề thì hãy bỏ đi làm nghề khác. Tôi ghét nhất
những ai làm nghề mà không sống chết vì nghề. Một khi anh đã yêu nghề thì tự khắc
anh sẽ biết phải làm gì để ngày một nâng
cao tay nghề, ngược lại thì dù có thiên kinh vạn quyển mù tịt vẫn hoàn mù tịt.
7. Anh sẽ tiếp tục nhận học trò chứ ạ?
Có.
Một ngày không xa tôi sẽ lại nhận học trò.
Cảm
ơn anh về cuộc trò chuyện ngắn này. Chúc anh có thêm nhiều học trò và đặc biệt,
chúc cho những học trò được anh hướng dẫn có thêm nhiều thành công hơn nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét