Căn gác ở cuối nhà chung cư Nguyễn Trường Tộ - Huế, nơi anh vẫn uống rượu và hát, nơi bạn bè vẫn ngủ lại qua đêm, trong đó có tôi. |
1. Nhớ Trịnh thì nhớ những gì?
Nhớ “đường phượng bay mù không lối vào…”, nơi quán cóc rượu Kim Long,
nem và tré. Con đường chiều chiều nàng vẫn đạp xe đi qua. Bốn giờ tới quán, sáu
giờ ngà ngà say, cũng là lúc bóng hồng thấp thoáng. Nàng đẹp nhất khi say, đáng
yêu nhất cũng khi say, tỉnh rồi đều “bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”, bỏ ta đi
hay ta bỏ đi thì cũng thế.
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai?
Nhiều lắm. Không chỉ Diễm, không chỉ là Dao Ánh. Những nàng như Hồng Nhung “quá
gần gũi không biết phải gọi là ai!”… Những nàng như thiếu nữ trường Trưng
Trắc Huế, trường Trưng Vương Hà Thành, “Lần
đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn
run vì anh quá… già!”…, là
những ai? Làm sao biết được. Tất
cả chỉ là tình ảo, tình mộng, đắm say nhưng là ảo, nồng nàn nhưng là mộng.
Tình hờn bờ sông Nhật Lệ, tình
đau rừng thông Thiên Thai, tình ngọt gốc sấu Hà Thành, tình buồn cát trắng Hải
Lăng, tình vớ vẩn đò sông Hương, tình very
fun gầm Cầu Dài – Đồng Hới,
tình vờ tuyết trắng Moskva, cả tình đắng ngắt trên máy bay to Sài Gòn một trưa nắng gắt… Những cuộc tình
đủ vị nhưng chỉ là tình rỗng. Tình ảo và tình hát.
“Hát để mà yêu, yêu để mà
hát. Thiệt không? – Thiệt! – Còn
gì nữa không? – Hết rồi, rứa thôi. – Thiệt không? – Thiệt!”
Không ai có nhiều hơn một mối
tình. Trịnh Công Sơn cũng vậy, anh chỉ có một mối tình. Ấy là khi anh yêu để mà
sống, không phải yêu để mà hát. Người tình của anh cũng không phải yêu anh để
mà hát, chỉ vì “cảm thấy
mình sống khi được hát Trịnh Công Sơn”. Đó là Khánh Ly. Tình ấy còn đến bây
giờ và sẽ còn mãi muôn sau, bất chấp những xì xèo sau những chuyến du ca.
2. “Mỗi một con người vì ngại
chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung.
Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng
thì tình yêu không giữ được người mình yêu…”
Anh nói câu này khi nào? Nói sau Sương đêm, sau Ướt mi… hay sau Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ…?Tình
Trịnh Công Sơn như một tiếng thở dài, nhạc tình anh cũng thế. Buồn thì hẳn rồi,
đau hình như không, nào có ai bội bạc anh đâu để mà đau? Được yêu nhưng không
yêu được. Đời anh không có chữ phúc, nhạc tình anh cũng thế, chỉ có đắng, đắng
hoài và đắng ngắt. Dù là điệu Slow, Blues hay điệu Boston cũng chỉ thấy đắng,
không thấy gì.
3. “Có những ngày tuyệt vọng
cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau.” Anh nói câu này khi nào? Sau Cát bụi, Một cõi đi về… hay sau Ru ta ngậm ngùi, Đêm thấy ta là
thác đổ, Phúc âm buồn, Rừng xưađã khép? Cũng
có thể sau trận ốm thập tử nhất sinh tuổi 18, Sartre và Camus, Phật và Chúa đã
ngấm vào anh, giúp anh sinh ra dòng nhạc thân phận không ai theo kịp cũng chưa
thấy ai dám theo. Anh viết dòng nhạc này như Tagore làm thơ, như Rodin tạc tượng,
như Faulkner viết văn… có
phải thế chăng? Nhạc Trịnh đã ra thế giới và sẽ còn ra thế giới, không chỉ khúc Diễm xưa và Ngủ
đi con. Cùng với Văn Cao và Phạm Duy, Trịnh Công Sơn đứng vào tốp ba đỉnh
cao nhạc Việt thế kỉ 20. Rất có thể nhiều thế kỉ sau không thể có tốp ba nào được
như tốp ba này. Có phải thế chăng?
4. “Tôi chỉ là một tên hát
rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời
hư ảo…”. Anh nói câu
này khi nào? Sau Ca dao Mẹ, Ngủ đi con… hay sau Gia tài của mẹ, Cho một người vừa nằm xuống, Đi tìm quê hương? Phật không dạy anh, Chúa cũng
chẳng dạy anh, cả Sartre và Camus cũng ngoài cuộc trong dòng nhạc da vàng buốt đau và cuồng nộ.
Không phải Trịnh Công Sơn đẻ ra
dòng nhạc phản chiến, nhưng chỉ nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn mới làm cả
hai chính quyền tham chiến đều sợ hãi và né tránh, vì chỉ có Trịnh Công Sơn mới
dám Hát trên những xác người. Việt Nam Cộng hòa tẩy chay nhạc
Trịnh, cũng chỉ tẩy chay dăm ba bài. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cấm cửa hết thảy
nhạc Trịnh có đến cả chục năm, mãi đến hôm nay dòng nhạc Da vàng, dòng nhạc phản chiến của
anh vẫn còn bị cấm cửa.
Đôi khi thấy anh một mình đứng
tựa cửa 26 Lê Lợi ngóng ra sông Hương mặt buồn như khóc, lẻ loi đến tận cùng lẻ
loi. Đôi khi thấy anh ngồi bệt trên tấm chiếu rách quán rượu nghèo chị Phước, uống
và hát như điên, uống và cười như dại, cô độc đến tận cùng cô độc.
5. ”Cái chết chẳng qua cũng chỉ
là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.” Anh nói câu này khi nào? Sau cuộc
say quán rượu nhà chị Hiếu đêm hè năm 86? Hay sau khi anh mua tặng tôi cuốn Qui luật của muôn đời? Không biết
nữa.
Anh vỗ nắp thùng gạo nhà chị Hiếu
hát như cuồng đến kiệt sức “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm
gì em biết không?…”. Anh hát một lần, hát thêm lần nữa, một lần nữa vẫn chưa
thôi. Ngô Minh khóc, Hoàng Phủ Ngọc Tường khóc, Vĩnh Nguyên khóc, tôi cũng
khóc. Chỉ mình anh vui, vui như là lần đùa cợt sau cùng của cuộc sống.
Lần ấy đùa cợt để mà đùa, mười
lăm năm sau anh mới đành đùa cợt để mà đi. Tháng này đây, ngày nay đây năm 2001.
Uống rượu say, về cơ quan ngủ một giấc đến hai giờ chiều, tỉnh dậy nghe ai đó
đang gọi máy, nói Trịnh Công Sơn đi rồi, đi lúc 12h45. Hệt như ngày nhận được
điện ở quê báo tin ba mất, tôi ngồi ngẩn ngơ, đầu óc rỗng không, chẳng nhớ gì,
chẳng nghĩ gì.
Bỗng từ giá đỡ bàn làm việc cuốn Qui luật của muôn đời rơi xuống. Chợt nhớ một buổi chiều
quán rượu chị Phước, anh ném cuốn sách đó cho tôi, nói Lập đã ốm lần nào chưa?
Anh ốm rồi. Chả hiểu anh nói gì. Đến khi đọc sách mới hiểu. “Con người ta cần
ốm nặng ít nhất một lần trong đời”, Nodar Dumbadze đã nói thế. Thốt nhiên
ngồi nghĩ vẩn vơ. Ừ nhỉ, anh Sơn đã ốm một lần tuổi 18, nhờ đó đất nước đã có một
dòng nhạc bất diệt có tên là nhạc
Trịnh. Còn mình thì sao, đến bây giờ mình chưa ốm lần nào cho ra ốm.
Chẳng ngờ một tháng sau tôi rơi
vào trận ốm mười lăm năm không dứt. Trận ốm tuổi năm mươi chẳng giúp tôi có
thêm được gì, ngoài những khổ đau ngày mỗi ngày chồng chất.
Dù vậy chẳng khi nào dám ghen tị
với anh, chỉ thương nhớ anh, luôn luôn thương nhớ anh, cả khi anh sống lẫn khi
anh đùa cợt lần cuối để mà chết. Như đêm nay chẳng hạn, ngồi thương nhớ anh cho
đến 4 giờ sáng. Chỉ biết thương nhớ thôi, chẳng biết làm gì.
...Đôi khi thấy anh một mình đứng tựa cửa 26 Lê Lợi ngóng ra sông Hương mặt buồn như khóc, lẻ loi đến tận cùng lẻ loi. Đôi khi thấy anh ngồi bệt trên tấm chiếu rách quán rượu nghèo chị Phước, uống và hát như điên, uống và cười như dại, cô độc đến tận cùng cô độc...
Trả lờiXóaĐược như Bọ với Trịnh thì chắc cũng có mấy người.
Trả lờiXóa”Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.”
Trả lờiXóaBọ viết hay quá.
Trả lờiXóaGiờ mới đọc,thâṭ nhiều cảm xúc .
Trả lờiXóaBai viet ra^'t hay a Quang La^p. Nhung luc' ra?nh roi^? toi thuong mo* iphone de^? do.c nhung ba`i anh viet, co' luc' bat cuoi vi` loi viet cua? QL di' do?m qua', di' dom? cua? nguoi mien Trung pha van hoa' Ba('c, Nam, co' luc' "hit' ha`" vi` nhu*~ng ca^u van nga'n go.n ma` qua' u* su'c tich', phai? highlight chep' la.i dde^? giu*~ la`m "bu*?u bo^'i". Hom nay doc. la.i bai` nay`, co' cau na`y : "Không ai có nhiều hơn một mối tình" Trin.h co^ng So*n cu~ng va^y.... Toi khong do^`ng y' "Không ai có nhiều hơn một mối tình" vi` toi biet co' nhieu nguoi co' ho*n mot moi tin`h. Yeu tha thie^'t nguoi na`y nhung khong nen duyen pha^.n dda`nh ra di roi` yeu da die^'t mot tinh yeu kha'c, roi^ cuoi nhau song ca? ddo*`i hoac co' nguoi la.i phai? ddi tim` mot tinh yeu kha'c.
Trả lờiXóaXin anh gia?i thic'h gi`um tai. sao and kha*?ng ddi.nh " Không ai có nhiều hơn một mối tình"...
Mot doc gia? men mo. van phong Nguyen Van Lap
TG0397