Nhà văn Nguyễn Quang Lập và "Ký Ức Vụn"

Mặc Lâm/ RFA

 
Trang blog “Quê Choa” đang có số lượt truy cập hàng ngày rất cao và giới trẻ chuyền nhau những bài viết ngắn dí dỏm, đậm tính thời sự cùng những nhận xét, comment của các blogger khác khiến “Quê Choa” thật sự là một trong vài trang blog nổi trội nhất hiện nay.
Bút danh Nguyễn Quang Lập, cũng là tên thật của nhà văn. Ông cũng có các bút danh khác như Hồng Đức, Quang Quang. Nguyễn Quang Lập sinh năm 1956 tại Quảng Trạch – Quảng Bình.
Nguyễn Quang Lập là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam.
Năm 2008 ông ra mắt tác phẩm “Ký Ức Vụn’’ được sáng tác dưới thể loại tạp văn. Đây là tác phẩm ông cho là quan trọng nhất mở ra một hướng sáng tác mới mà theo ông rất phù hợp với yêu cầu của người đọc hiện nay. Ngoài những tác phẩm đã xuất bản như Tiếng gọi nơi mặt trời lặn (tập truyện ngắn, 1989), Mười tám truyện ngắn Nguyễn Quang Lập (1997), Những mảnh đời đen trắng (tiểu thuyết, 1989), Kỷ niệm thời trai trẻ (1988), Người thổi kèn Trom-pet, Một giờ trước lúc rạng sáng (tập truyện ngắn, 1986), ông cũng từng nổi tiếng với những kịch bản phim như Đời cát, Thung lũng hoang vắng…

Trong những tác phẩm mà ông ưng ý nhất phải kể đến tạp văn “Ký Ức Vụn” viết về những người thân, bạn bè của ông. Tác phẩm này hấp dẫn người đọc bởi lối viết hài hước kiểu khẩu ngữ, cách kể chuyện có duyên và khả năng khắc họa chân dung chân thực, sống động. Ông áp dụng lối viết blog vào tác phẩm này và đã rất thành công khi rất nhiều bạn trẻ ủng hộ tác phẩm ngoài mong đợi.
Sau đây mời quý thính giả theo dõi cuộc mạn đàm với nhà văn Nguyễn Quang Lập về các sáng tác cũng như nhận xét của ông về tình hình văn học hiện nay.
Làm thơ, viết văn
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Tôi làm thơ từ năm 20 tuổi cho đến năm 30 tuổi thì bắt đầu viết văn xuôi, sau đó viết kịch, viết phim rất nhiều. Năm vừa rồi tôi có ra cuốn sách mới nhất là cuốn Ký Ức Vụn, tập họp những bài viết trên blog của tôi rất được công chúng ưa thích và cũng thay đổi một giọng viết. Trước đây mình viết giọng văn khác, bây giờ mình chuyển sang một giọng gọi là khẩu văn, viết văn như là nói vậy chứ không cố tình làm văn nữa. Bây giờ tôi thấy điện ảnh, sân khấu hay văn học mà cố tình đều không được công chúng chấp nhận mặc dù sự cố tình đó là hay nhưng họ không thích bằng sự chân thật.

Mặc Lâm: Thưa nhà văn, ông có thể cho biết Ký Ức Vụn khi ra mắt được sự đón nhận của độc giả ra sao?
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Rất nhiều người mua sách. Hiện nay có thể gọi đây là một hiện tượng sách bán chạy mặc dù theo văn học thì bán chạy ở Việt nam cũng chẳng ăn thua gì cả, nhưng khá bán chạy trong giai đoạn này.
Văn khẩu ngữ
Mặc Lâm: Xin được hỏi ông rằng có phải những comment, những câu viết đa dạng của các bloger khác đã gợi ý cho ông một thể loại văn vần khác được nhiều người gọi là văn khẩu ngữ. Và có phải chính điều này đã hướng cho ông một style riêng hay không?
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Những comment mà lớp trẻ ưa thích đã kích thích tôi viết khỏe hơn nhanh hơn, chứ còn bản thân style tôi tạo ra thì tôi đã nghĩ ra trước đó rồi. Tôi suy nghĩ khoảng 10 năm tôi bế tắc với sáng tác văn học. Trong vòng 10 năm liền tôi không viết được gì vì tôi chán lối viết cũ nhưng không biết viết gì mới cả. Cho đến một ngày tôi ngộ ra một điều là làm văn nói, làm văn bạch thoại, chứ còn cứ viết văn chỉnh chu như kiểu cũ thì cũng hay đấy nhưng mà mình không còn thích nữa. Nhiều bạn bè vẫn khuyên tôi nên viết và họ nói truyện ngắn của tôi hay. Tôi nghĩ rằng mình vẫn viết được đấy nhưng mà vẫn theo giọng điệu văn cũ thì tự nhiên tôi thấy không có nhu cầu viết nữa. Mình nghĩ ra điệu văn này để viết thôi chứ tất cả những comment của bạn đọc chỉ kích thích mình sáng tác được nhiều hơn chứ nó không làm thay đổi, ảnh hưởng đến style của mình.
Và thông tin mới nhất cho biết số lượng blog của Việt nam tăng lên 100 lần, vì người ta thấy có nhu cầu đọc thông tin thật sự trên blog nhiều hơn trên báo chí.
Mặc Lâm: Và từ những kết quả này ông có cho rằng nó cần phải phát triển thêm nữa qua các tác phẩm sắp tới hay không?
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Vâng đúng, nó làm cho tôi phấn khởi và tin tưởng về định hướng trong style văn học của mình. Nó đang đúng thì mình cứ tiếp tục viết theo lối này. Thậm chí tôi còn đang định sửa lại cuốn sách tôi đang viết dở theo giọng văn khác thành khẩu văn để phù hợp với khuynh hướng văn học của tôi bây giờ.
Mặc Lâm: Ông có mong đợi người trẻ hôm nay, đặc biệt là những người thích viết blog sẽ theo ông hình thành một khuynh hướng mới trong cách thể hiện tác phẩm của họ hay không?
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Tôi rất mong với giọng văn này sẽ được nhiều người hưởng ứng, và trên thực tế đã có một vài người hưởng ứng rồi. Sự hưởng ứng không thành công lắm nhưng mình tin tưởng về tương lai thì dòng văn bạch thoại sẽ ảnh hưởng khá rộng trong lớp trẻ.
Blog đe dọa báo chí
Mặc Lâm: Theo chúng tôi được biết thì ông là nhà văn tham dự vào phong trào viết blog rất sớm và từ trang blog Quê Choa ông đã kết nối được rất nhiều người trong cũng như ngoài nước. Tuy nhiên thành phần trí thức xem ra vẫn chưa khai thác được chức năng của blog như người trẻ, ông nhận xét thế nào về điều này?
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Cách đây khoảng 10 năm thì giới trí thức hầu như xa lạ với blog nhưng vài năm gần đây họ đã biết hiệu quả của blog, là nơi mình có thể nói những điều thật nhất cho nên rất nhiều trí thức đã có blog và họ tham gia khá nhiều trong diễn đàn xã hội nói chung. Tôi nhận thấy rằng những điều họ nói rất là đúng với tâm trạng xã hội, không có gì khác cả. Đấy là điều đáng mừng, rất phấn khởi.
Mặc Lâm: Thưa nhà văn, ông có cho rằng những trang blog có thể đe dọa sinh hoạt của các nhà xuất bản hay không, vì nếu cần đọc một tác phẩm văn học, cư dân mạng có thể đọc dễ dàng trên máy tính hơn là một cuốn sách có vẻ bất tiện đối với nhịp đập nhanh chóng của thời đại này?
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Tôi nghĩ là hiện nay blog đang đe dọa báo chí chứ không phải văn học bởi vì ngày nay người ta đọc trang web còn nhiều hơn báo chí. Và thông tin mới nhất cho biết số lượng blog của Việt nam tăng lên 100 lần, vì người ta thấy có nhu cầu đọc thông tin thật sự trên blog nhiều hơn trên báo chí. Còn văn chương thì không vì các blog văn chương hiện nay vẫn chưa có nhiều anh ạ. Đa số các blog là họ làm thơ, ai cũng làm thơ cả, còn những nhà văn thật sự dùng blog để làm văn như tôi hay một vài người khác thì hiếm. Dùng blog để làm văn thì ở VN chưa có nên không đe dọa được văn chương. Báo chí thì chắc chắn bị đe dọa vì khó có thể cạnh tranh được với thông tin trên blog hay web.
Mặc Lâm: Mới đây trên trang blog của ông có post lên bài viết nói về những việc xảy ra cho nhà văn Phùng Quán về bài thơ “Chống tham ô lãng phí” và bài “Lời mẹ dặn”. Hai bài thơ này cũng bị đánh dữ dội và việc này khiến người ta liên tưởng đến bài viết mới đây của nhà báo Tống Văn Công qua bài: “Đổi mới đảng để tránh sụp đổ” ông có thể kể lại đôi điều về câu chuyện này hay không?
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Hồi bé tôi đã biết bài này rồi bởi vì ông bố tôi rất yêu văn chương nên ông nhắc nhiều đến bài này. Câu chuyện giữa tôi với Phùng Quán suốt ngày chỉ nói chuyện Nhân Văn thôi. Ông kể nhiều chuyện lắm, trong đó có chuyện về bài thơ “Lời mẹ dặn” này. Tôi nghe thì chỉ biết thế thôi chứ không có ý nghĩ gì cả, nhưng đây đến thăm nhà Phùng Quán thì tự nhiên mình thấy có lỗi vì đã rất lâu rồi không liên lạc với chị ấy (vợ Phùng Quán). Tôi gọi điện cho chị hỏi chị còn lưu lại bài thơ của Trúc Chi mắng Phùng Quán không, chị bảo là vẫn còn lưu. Tôi bảo để hôm nào tôi lên chép lại vì nó hay quá. Đại khái thế thôi.
Nếu làm như thế thì tất cả những kẻ sĩ ở nước Nam này mà muốn có tiếng nói trung thực với Đảng sẽ sợ không dám nói gì cả.
Mặc Lâm: Và người kết án bài thơ này nặng nề nhất là Trúc Chi, sau này Phùng Quán có phát hiện tên thật là ai thưa ông?
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Khi đó Phùng Quán kể rất rành mạch và chính xác đó là Hoàng văn Hoan. Khi đó mà nói sai thì cũng chết, không được bịa đặt. Trong một tập thơ của Hoàng Văn Hoan có bài thơ của Phùng Quán. Đó là chuyện rất rõ ràng, không chỉ riêng tôi mà cả bloger Ngô Minh cũng biết chuyện này và tôi nhớ mãi. Tôi tiếc rằng khi anh ấy mất tôi lại không hỏi lại cho chính xác là bài thơ đó đăng ở báo Nhân Dân hay ở đâu, còn tất cả các chi tiết khác đều chính xác.
Mặc Lâm: Phùng Quán đã chịu nhiều đau khổ khi sáng tác bài thơ kêu gọi chống tham ô và bị các quan văn nghệ trù dập cho là phản động. Tuy nhiên, so với trường hợp của Tống Văn Công hiện nay ông thấy có khác biệt với trường hợp của Phùng Quán hồi xưa không?
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Cá nhân tôi nhận xét Phùng Quán ngoài là một nhà thơ ông là người có tính công dân rất mạnh. Và tất cả những bài thơ anh hay nói mạnh mẽ ví dụ như “Chống tham ô lãng phí” hay “Lời mẹ dặn”, chỉ vì tính công dân mạnh và anh ấy muốn góp ý cho Đảng, cho xã hội những tiếng nói trung thực nhất của một nghệ sĩ. Thế nhưng có người đã cố tình hiểu nhầm ý tốt đẹp của Phùng Quán.
Riêng điều này tôi có nghĩ đến Tống Văn Công, một đảng viên, một tổng biên tập làm cách mạng bao nhiêu năm chứ có xa lạ gì, rất có tâm huyết mà cũng bị người khác cố tình hiểu sai hiểu chệch nó đi và quy kết ông ta quá nặng nề (là mưu đồ, thù nghịch…). Nếu làm như thế thì tất cả những kẻ sĩ ở nước Nam này mà muốn có tiếng nói trung thực với Đảng sẽ sợ không dám nói gì cả. Bản thân tôi cũng sợ không dám nói nữa, thật sự là thế. Khi trung thực góp ý thì có ý sai ý đúng. Ý đúng thì xem xét, ý sai thì không nghe và 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét