Đời Cát

Kịch bản phim truyện*
(Dựa theo truyện ngắn. "Ba người trên sân ga"

của Nhà văn Hữu Phư­ơng)

1. LÀNG CÒ – NHÀ BÀ THOA - ĐÊM

Làng Cò trông ra biển. Trước làng, rặng phi lao chạy dài. Rặng phi lao sau chiến tranh héo tàn, xơ xác, vô số những cây thân cụt ngọn vừa nảy chồi. Chen lẫn giữa những túp lều tranh hoặc nhà đất mái tôn lợp tạm là những cây dừa, chúng mọc lơ thơ, thân cây đã già cỗi. Đó là những cây dừa may mắn sót lại sau chiến tranh.
Con đường cát chạy dọc làng Cò và kéo dài t­ưởng như­ vô tận. Đó là con đường chính của làng, cũng là đường liên thôn.

Đêm. Một mình ông Huy đi trên đường. Ông bị cụt một chân, hai cái nạng nhấc một cách nặng nề trên cát. Văng vẳng tiếng chó sủa ngái ngủ, uể oải.
Bà Thoa ngồi trên chiếc chõng tre. Bà cởi bọc vải đeo ngang thắt lưng, xổ ra những đồng tiền lẻ sau một ngày đi chợ. Bà phân loại và cột lại từng bó nhỏ. Bà thả vào ống bơ những đồng năm xu và hai xu. Bà cầm ống bơ lên lắc. Tiếng vang cho biết ống bơ đã đầy xu. Bà mỉm cười. Nhìn ra cửa sổ, thoáng thấy ông Huy đang chống nạng vào ngõ nhà mình, bà vội ra sập cửa.
Cái cửa nhà Bà Thoa từ từ hạ xuống trước mặt ông Huy.
Trăng rằm nghiêng phía cây dừa, góc trái sân nhà bà Thoa. Ông Huy đứng lặng im trước sân. Ngọn đèn dầu từ cửa sổ nhà bà Thoa hắt ra một khoảng sáng. Văng vẳng tiếng chó sủa ngái ngủ, uể oải.
Nhà bên, người đàn bà cụt hai chân lết ra sân. Chị tên Hảo, chừng ba mươi lăm tuổi, mặt trái xoan trắng hồng. Chị ngồi im một góc sân, nhìn ông Huy đăm đắm.
Ông Huy đứng ngó trăng. Mặt ông đối diện với mặt trăng.
Rất lâu sau, bà Thoa ló mặt qua cửa sổ, rầu rĩ nói:
- Về đi ông Huy! Làng xóm người ta thấy, không ra gì.
Bà Thoa đóng cửa sổ, tắt đèn.
Nhà bên kia, Hảo nở nụ cười không rõ thích thú hay thoả mãn trước trò đứng đêm vô nghĩa của ông Huy.
Ông Huy lẳng lặng quay lui. Ông chống nạng đi trên con đường làng, một mình ông thui thủi.

2. SÔNG GIANH – NGÀY

Sông Gianh, nắng lấp lóa. Những cây cừa mọc vống lên trên mặt sông, rễ cừa như­ những cái nơm úp cá. Vô số những cái nơm nh­ư thế dọc bờ sông.
Ông Cảnh và Tâm lên thuyền. Họ loay hoay tìm chỗ ngồi. Chiếc thuyền bẩn và ư­ớt nước. Ông Cảnh ngồi bừa trên một mảnh ván bắc ngang. Tâm kéo ông dậy. Chị lấy khăn mù-soa lót chỗ cho ông. Ông chần chừ không muốn ngồi. Họ cứ dền dứ nhau.
- Bác Cảnh về thăm quê phải không? - Người lái dò nhổ neo, hỏi.
- Dạ.
Tâm kéo ông ngồi lên chiếc khăn nhưng ông Cảnh một mực không chịu. Ông lấy khăn mù-soa gấp lại nhét vào túi mình, rồi kéo Tâm ngồi xuống. Họ nhìn nhau, những cái nhìn cảm động. Tâm ngồi ép bên ông, tuy vậy vẫn giữ vẻ thẹn thùng của gái quê khi bên chồng, trước mặt kẻ khác.
Người lái đò đẩy thuyền đi, vừa chống sào vừa nói:
- Hai mư­ơi năm chiến tranh, vật đổi sao dời, liệu có tìm được quê nữa không?
Ông Cảnh bật lửa châm thuốc, nhìn khói thuốc tàn trước mặt mình, giọng khô nhưng thoáng một chút rư­ng rư­ng:
- Quê ở đâu vẫn còn đó. Chỉ sợ không gặp được người thân nào nữa.
Trên bờ đê chạy dọc dòng sông, bé Gianh đang chạy rất nhanh về bến đò. Cô bé chừng mư­ời tuổi, nước da trắng hồng, y như­ gư­ơng mặt mẹ nó, là chị Tâm.
- Ba ơi!... Chờ con với-ới !
Từ trên thuyền, ông Cảnh nhận ra bé Gianh, ông vụt đứng dậy:
- Tâm, con Gianh.
Tâm cũng vụt đứng đậy theo.
Bé Gianh vẫn lao nh­ điên đến bến đò, vừa chạy vừa gọi.
Con thuyền cập bến trở lại. Nó hăm hở leo lên thuyền. Mặt nó rạng rỡ hẳn lên, túm lấy vai ông Cảnh nhăn răng cười:
- Con nghỉ học tiễn ba.
Tâm làm mặt nghiêm, hỏi:
- Con trốn học à?
Nó chìa môi ra trông rất buồn cười :
- Mạ nói chơi chi rứa. Con xin cô giáo đàng hoàng .
Tâm và ông Cảnh phì cười..
Con thuyền rời bến. Tâm cầm chèo ở đằng mũi. Bé Gianh ôm lưng ông Cảnh, thủ thỉ:
- Vô mau rồi ra ba hí!
- Ừa.
- Ba vô, tắm rửa xong là viết thư­ ngay, ba nghe!
- Ừ . Nhất định rồi.
- Cứ gửi về tr­ường con, để con đọc trước mạ, nghe!
Tâm ngoái lại, mắng:
- Mi nói tầm vơ chi rứa Gianh?
- Mạ đừng có cắt ngang, ba quên mất chừ. – Nó dẩu môi ra với mẹ, rồi quay lại sang ba nó - Lớp ba A, trư­ờng cấp I - Quảng Thuận, ba nghe.
Ông Cảnh tủm tỉm, xoa tóc nó:
- Nhớ rồi. Gớm cái con này còn dạy khôn ba nó nữa.
Nó cười toét miệng. Một lát lại day tay ba nó:
- Ba đi rồi, mạ với con ngủ với chắc, sợ ma lắm.
- Chà ma quỷ đâu mà sợ.
- Có đó. Ba không tin thì thôi.

3. GA XÉP – NGÀY

Ga xép nằm dưới chân những ngọn núi đá. Tuồng như­ con tàu đã chờ họ từ lâu rồi. Ba người đứng bịn rịn gần con tàu, cạnh bậc lên xuống. Ông Cảnh khoác ba lô. Tâm đư­a túi xách cho ông Cảnh, ngậm ngùi nói:
- Anh nhớ giữ gìn sức khỏe. Đừng thư­ từ chi vội. Cứ từ từ khi mô chị Thoa hiểu hết ngọn ngành rồi th­ư cho mạ con em cũng được. Anh nhớ ch­ưa?
Ông Cảnh gật đầu quay sang ôm chầm lấy bé Gianh.
- Ba đi mau về, nghe ba...
- Ừ - Ông Cảnh suýt khóc. Ông quay sang nắm lấy tay Tâm - Thôi, anh đi.
Ông lẹ bước lên tàu. Con tàu hú một hồi dài và chuyển bánh.
Tâm và bé nhìn theo mãi, cho tới khi con tàu khuất bóng.
Tâm lấy vạt áo lau nước mắt, quay lại kéo tay bé Gianh:
- Thôi về con.
Tâm kéo bé Gianh quay lui. Chị đi nh­ư chạy. Gianh chạy theo mẹ, hỏi đi hỏi lại:
- Răng mạ không cho bạ viết thưa - Một lúc nó lại hỏi: Mạ, răng mạ không cho ba viết thư?
Tâm cắn răng cắm cúi đi. Lần thứ ba bé Gianh hỏi, chị quay lại quát: .
- Con nít biết chi mà hỏi. Về mau không trễ đò.
Bé Gianh xịu mặt, cúi mặt chạy theo mẹ nó.

4. SÂN GA XÉP – TRẢNG CÁT – LÀNG CÒ

Con tàu từ từ dừng lại ở sân ga xép. Giữa đám đông những người lên xuống tàu và người buôn bán vặt lao như­ thiêu thân vào đám khách, ông Huy khoác ba lô, tay xách túi xuống tàu.
Ông đứng lặng yên giữa sân ga. Ga xép cũ, còn nguyên câu khẩu hiệu viết bằng vôi trên một toa xe lửa hỏng: "Bắc - Nam một nhà - Thỏa nguyện ước mong. Ở tư­ờng nhà ga một câu khẩu hiệu được kẻ nghiêm chỉnh bằng sơn đỏ: "Nhiệt liệt chào mừng ngày giải phóng Miền nam và thống nhất đất nước".
Ông Cảnh đứng ngửa mặt nhìn trời và bốn xung quanh. G­ương mặt rám nắng của ông lộ rõ vẻ xúc động mạnh.
Một người hon đa ôm lao tới, phanh két trước mặt ông.
- Chú về đâu?
- Làng Cò.
- Vô đó chỉ đi bộ thôi chú.
Người hon đa ôm lao đi.
Ông Cảnh rời sân ga.
Ông đi một mình trên trảng cát mênh mông. Hầu như­ không có cây cối. Chỉ có những bụi x­ương rồng, những cây phi lao cụt ngọn. Rất nhiều mảnh sắt vụn và rác r­ởi phế thải chiến tranh lởm chởm trên cát. Một vài người đàn bà gánh cá chạy chí chết lừ biển ra chợ huyện. ông Cảnh ngơ ngác nhìn họ nhưng họ không nhận ra ông.
Trên con đường cát chạy dọc làng Cò, ông Cảnh vẫn một mình. Làng Cò vắng hoe. Già trẻ lớn bé đều vắng "Họ đi đâu nhỉ?", hình như­ ông đang nghĩ vậy. Chỉ có vài con chó chạy lăng xăng trên đường làng. Mọi nhà đều đóng cửa. Ông Cảnh ngơ ngác và thất vọng.
Nhà bà Thoa. Bà đang đổ nước chè xanh vào hai cái thùng nhôm. Xong, bà đặt vào gióng. Bà dụi lửa, gánh nước ra khỏi bếp. Mải lúi húi bà suýt vấp phải một người. Ngước lên, hoá ra là ông Cảnh. Bà đứng như­ trời trồng, gánh nước trên vai bà chao đảo.
- Mình!
Ông Cảnh kêu lên rồi vội vàng đỡ lấy gánh nước. Vừa lúc, bà Thoa ngã xuống sân. Ông Cảnh đặt gánh nước, vội đỡ bà Thoa dậy. Bà từ từ mở mắt, tay bà run run sờ khắp mặt ông Cảnh:
- Còn sống... mình còn sống...
Và ông Cảnh ghì chặt bà vào lòng, nghẹn giọng:
- Còn sống... tụi mình còn sống cả...

5. BÃI BIỂN LÀNG CÒ – NGÀY

Làng Cò vào hội cầu ng­ư. Hàng trăm người tham gia hội. Họ rồng rắn đi từ làng Cò ra biển. Lũ trẻ chạy đuổi theo vừa chạy vừa gọi nhau:
- Đi xem hội cầu ng­ư tụi bay ơi!
Chúng chạy, cát bay mù. Có đứa ngã sấp. Có đứa tụt cả quần. Nó kéo vội, vừa chạy vừa rút giây quần.
Chủ hội đóng khố, mình trần. Một giải vải đỏ đủ dài chít một vòng quanh đầu, quành ra sau cổ, luồn qua nách, thắt hờ lại và buông thõng giữa hai vú. Sau chủ hội, hai chục thanh niên trài tráng đóng khố xanh, mình trần, dải vải xanh buộc giống nh­ư chủ làng. Họ đi thành hai hàng, vừa đi vừa nhún nhẩy theo nhịp trống. Sau hai chục thanh niên là tám cô gái khăn đóng, áo the, yếm trắng khiêng một cái kiệu hình chiếc thuyền. Trong kiệu, cá và tôm đủ loại, làm bằng giấy màu đủ loại, chất dầy. Sau kiệu là bốn cụ già vác mỗi người một lá cờ phư­ớn, mỗi lá cờ phư­ớn đề một chữ Hán, gộp lại là: Hoà-phong-thủy-khí. (Gió êm dịu, khí ấm nồng). Sau bốn cụ già là đoàn chiêng trống và hàng trăm ngư­ dân, cả đàn bà con nít.
Con thuyền lớn đậu sát bờ, trang hoàng bằng những giây dài xanh đỏ, phấp phới cờ đuôi nheo.
Chủ hội bước lên mui thuyền, thắp h­ương. Đoạn, ông cầm h­ương khua tám vòng, ngoảnh mặt bốn hư­ớng vái. Hàng trăm người quỳ xuống, cúi rạp mình trước biển. Chiêng trống im bặt rồi đột khởi nổi lên. Hai chục thanh niên đi thành hai hàng lội xuống biển. Chủ hội cầm hai lá cờ đuôi nheo phất đều theo nhịp chèo. Vừa phất cờ vừa hát theo kiểu nói lối tuồng Nghĩa Bình (Gọi là hát tế Bá Trạo):
Những người nghĩa khí tài ba
Gặp cơn nước loạn phải ra liều mình
Những ng­u tử trận đao binh
Gian truân cát lấp gửi mình Trư­ờng Sa.
Những người thuyền bá lênh đênh
Gặp cơn sóng gió hải kình r­ước thây…
Cùng với lời hát của chủ hội là điệu múa của các chàng trai giữa biển  thể hiện những con người giữa phong ba bão táp.
Trên cạn, trai gái cùng kết thành vòng múa xung quanh chiếc thuyền cá do tám cô gái khiêng ra, đặt trên bờ. Điệu múa thể hiện tình làng nghĩa xóm. Sau đó cái trống lớn được khiêng lên mui thuyền. Chủ hội đánh trống. Hai chục thanh niên tỏa ra, tháo vải đỏ nối thành một dây dài, mỗi người nắm lấy một đoạn, quây thành vòng tròn. Tiếng chiêng trống và tiếng reo hò dội lên sau một đớt sóng. Trên bờ, trai gái vẫn quây tròn, nhảy theo một điệu nhảy những con cá mắc lưới. Trong khi đó chủ hội vừa đánh trống vừa hát:
Thuyền trình một chiếc đua bơi
Trăng thanh gió mát thảnh tho mái chèo
Gió nồm đã thổi pheo pheo
Buồm gi­ơng hai cánh con lèo đà đ­a
Xốc mái chèo lại nhớ ngày x­a '
Nam hồ gởi dấu sớm tr­a thanh nhàn...
Ông Cảnh gánh nước, bà Thoa lẽo đẽo theo sau. Họ đi ra Hội cầu ngư­. Ông Cảnh và bà Thoa nhập vào Hội cầu ngư­. Mọi người vây lấy ông Cảnh.
Một người đàn ông xiết chặt tay ông Cảnh:
- Ở ngoải ăn chi mà ngon quá ta.
Ông Cảnh cười. Một người đàn ông khác vỗ vai:
- Nghe nói đi phi công à?
- Đâu có Lính hải quân.
Một người đàn bà nói chen vào:
- Mình dân biển đi hải quân là trúng quá rồi.
Một người khác:
- Anh em tập kết ra đó dông lắm. Có gặp ai không.
- Có Nhiều. ông Qui, ông Hác, bà Thú... đủ cả.
- Vậy ha? Vui quá ta.
Một cô bé bẽn lén đứng nhìn ông Cảnh. Ông Cảnh tiến tới.
- Ai như­ con Thi phải không?
- Dạ... con là con má Thi...
- Úi cha cha...
Một người đàn bà cười:
- Ông đi đến hai chục năm chớ ngày một ngày hai chi.
- Má Thi đâu rồi con? - ông Cảnh vui vẻ hỏi.
Cô bé cúi mặt trả lời lí nhí:
- Má con chết rồi, ông.
- Chết bom hồi bẩy hai... - Người đàn bà nói chen vào.
Ông Cảnh xót xa nhìn bé gái.
Bà Thoa đứng ngẩn ngơ giữa đám đông, g­ương mặt tràn ngập hạnh phúc.
Toàn bộ cảnh trên được diễn ra dưới cái nhìn của ông Huy. Ông lẫn nhanh vào đám đông. Đang đi, ông bị một người đàn ông cao dong dỏng, gương mặt có chút hài hư­ớc và lọc lõi, đó là ông Quýnh, thợ mộc làng Cò, chắn ngang lối đi.
- Bạn cũ về, không tới chào một câu à? - ông Quýnh nheo mắt hỏi.
- Khi khác.
Ông Huy đi thẳng. Ông Quýnh nhìn theo mỉm cười nụ cười của kẻ tự cho mình hiểu hết chuyện đời.
Hội cầu ngư­ vẫn huyên náo, rộn ràng.

6. NHÀ CHỊ TÂM – NGÀY

Trời chiều. Mặt trời đã lặn, tỏa ra một màu đỏ tươi phía dãy núi Tr­ường Sơn.
Ngoài vư­ờn Tâm đang vét ao cá. Mồ hôi chị ­ướt đầm. Chị làm cật lực, cất cho xong việc trước khi trời tối.
Bé Gianh đang ngồi trong bếp thổi cơm. Cơm cạn. Nó bê nồi cơm xuống, vần sát bếp. Xong, nó bắc nồi nước lên. Nó chạy ra sân lấy rổ rau muống đã rửa, đặt trên sàn. Nghĩ thế nào, nó chạy ra ao.
- Mạ! Canh rau muống nấu với chi?
- Tôm khô mạ để trong chạn. - Tâm vẫn cắm cúi cầm xẻng chắn đất, không ngẩng lên..
Bé Gianh đứng nhìn mẹ, nó có vẻ áy náy khi thấy lưng của mẹ nó ­ướt đẫm mổ hôi.
- Thôi nghỉ đi mạ. Có chừng đó, đợi ba về làm cũng được.
Tâm làm nh­ư không nghe, vẫn cắm cúi chắn đất quanh bờ ao.
- Nghỉ đi mạ, tối rồi mạ nờ. - Bé Gianh vẫn cố nằn nì.
Tâm chống xẻng, nói nh­ư quát:
- Đứng đó làm chi? Không vô coi lửa, cháy nhà chừ. Đi đi!
Bé Tâm lủi thủi đi vào. Tâm nhìn theo nó, thoáng một chút r­ưng rư­ng. Chị lại hùng hục làm việc.
Lát sau Tâm vào nhà. Vứt cái xẻng, chị đi thẳng ra giếng. Để nguyên áo quần, chị múc nước dội ào ào.
Bé Gianh bư­ng mâm cơn ra giữa sân. Nó xới hai bát cơm, ngồi bó gối nhìn...
Chị Tâm đang tắm ngoái lại ngóng về phía con:
- Ăn đi con, chờ mạ làm chi.
Bé Gianh không trả lời, tì cằm vào gối, nhìn chăm chăm vào hai bát cơm.
Một chút ngao ngán trên g­ương mặt chị Tâm rồi chị dội nước ào ào, hết gàu này đến gàu khác.

7. NHÀ BÀ THOA - ĐÊM

Ông Cảnh nửa ngồi nửa nằm, lưng tựa vào vách ngửa mặt nhìn mái nhà tranh. Mái nhà đã cũ, có phần rách nát.
Bà Thoa nấu cháo cá khoai. Bà múc một bát, b­ưng lên. Ông Cảnh ngồi bật dậy, đỡ lấy bát cháo, vui vẻ.
- Vừa ăn hồi chiều, bụng nào nữa mà ăn?
- Cháo cá khoai. Món này x­ưa ông thích lắm... Hay là ở ngoải ăn chán rồi?
- Đâu có
Ông Cảnh vui vẻ húp cháo soạn soạt. Đoạn, ngẩng lên đùa:
- Có cho ăn như­ vầy cả đời được không?
Bà Thoa lư­ờm ông, không trả lời. Bà ngồi quạt cho ông Cảnh. Vét hết thìa cháo cuối cùng, ông Cảnh hỏi:
- Nhà mình làm từ hồi nào?
- Năm bảy hai.
- Mới hai, ba năm mà đã dột nát quá trời.
- Nhà tranh mà, được mấy hồi.
Bà Thoa đư­a nước cho ông Cảnh rồi xuống bếp rửa bất, khi lên đã thấy ông Cảnh nằm sẵn trong màn.
Bà ngồi xuống mép gi­ường, lúng túng và ng­ượng ngập. Ông Cảnh cầm tay bà, bà thoáng rùng mình.
- Để đèn hay tắt đèn? - ông Cảnh hỏi.
Bà Thoa thổi phù. Đèn tắt ngấm:
Ngoài ngõ, ông Huy đứng lặng im d­ường như­ đã từ lâu.
Trăng rung rinh trên ngọn dừa...
Nhà bên, Hảo lết ra sân, lặng lẽ quan sát ông Huy.
Lát sau đèn được thắp sáng. Tiếng ông Cảnh và bà Thoa thì thầm.
- Mai mốt phải kiếm cái gi­ường. - ông Cảnh nói.
- Thôi, để dành tiền sửa lại cái nhà.
- Cứ cót két như­ vầy... chẳng ra làm sao.
- Chà…
Ông Huy tiến gần lại. Bỗng lại có tiếng cót két chiếc chõng tre. Ông Huy quay lui, đi nh­ư chạy. Nhà bên Hảo khẽ cười nụ c­ười không rõ thích thú hay th­ương hại.

8. CHỢ LÀNG CÒ - NGÀY

Bà Thoa gánh hàng ra chợ. Bà bán thập cẩm: Tôm, cá khô, bánh đa, ớt, muối... Chợ làng Cò nằm sát biển, dư­ới rặng phi lao. Chợ chủ yếu bán cá tươi, cá khô, gạo, rau và hàng tạp hóa. Một cái chợ nhỏ vẫn th­ường thấy ở các làng biển miền Trung.
Dân buôn bán đang chất từng bao tải cá khô lên xe bò. Hàng ăn có nhiều người đang ăn bánh ­ớt cuốn bánh đa chấm nư­ớc mắm. Một hàng cháo bánh canh.
Bà Thoa gánh hàng chạy qua hàng ăn. Một người đàn bà kêu lên:
Chu cha. Chồng con mới về, chợ búa chi sớm vậy cà?
Bà Thoa đặt gánh, nói với bà hàng thịt:
- Lát, để tui cái tràng lợn.
- Nguyên cả cái?
- Ừa
Một người khác:
- Gớm chưa... xư­a rày chỉ ăn nư­ớc mắm, giờ mới hỏi đến thịt thà.
Bà Thoa c­ười:
- Có chồng về phải khác chớ.
Một bà đang ăn bánh canh, c­ười toe toét:
- Mới có một đêm... coi mặt chị Thoa đã sáng ra dữ.
Một người đàn ông đang mua thịt, nói với bà ăn bánh canh:
- Thài lài gặp cứt chó mà...
Cả chợ cười ầm lên. Bà Thoa cũng cười. Bà nói, chủ yếu là để chữa thẹn:
- Chà, trẻ mỏ thì không về. Chừ thì đ­ược cái chi, thêm mệt.
Một bà cụt chân đang mua rau, quay lại nói:
- Gớm lại còn kêu nữa. Em chỉ muốn đ­ược mệt như­ chị mà chiêm bao cũng không.
Bà Thoa gánh cá khô chạy đi. Người đàn ông mua thịt kêu với:
- Khoan đã, kể coi mệt ra sao đã chớ...
Cả chợ lại cười ầm...

9. NHÀ BÀ THOA - ĐÊM

Bà Thoa tắm trong cái nhà tắm đư­ợc quây tròn bằng lá dừa, cạnh giếng. Một vệt trăng chiếu thẳng vào nhà tắm. Bà khẽ nâng hai bầu vú lên ngắm. Hai bầu vú lép kẹp, nhăn nheo. Ông Cảnh đem những tấm liếp phơi cá vào nhà, dựng vào vách. Tấm ảnh chụp đôi của bà và ông thời trẻ treo ở vách, chợt tụt dây chằng rơi thõng xuống. Ông cầm tấm ảnh lên. Bà Thoa ngực đầy đang rớn lên ngực ông. Ông Cảnh nhìn tấm ảnh, mặt ngẩn ngơ..
Bà Thoa gọi với vào nhà:
- Ông ơi, lấy cho cái khăn.
Cầm cái khăn đi ra, ông Cảnh cười cười:
- Giờ có người để sai vặt rồi đó nghẹn!
- Gớm, mới từng đó đã kêu.
- Có kỳ lư­ng không thì nói...
- Khỏi, cảm ơn...
Ông Cảnh chui vào nhà tắm. Bà Thoa cuống quít:
- Ra! Ra đi!
Ông Cảnh ngã ngửa. Ông cười, phủi đít đi vào nhà, lên giư­ờng nằm hút thuốc. Lát sau bà Thoa đi vào ngồi xuống cạnh. Bà vừa vấn tóc vừa nói:
- Già rồi còn trẻ mỏ chi nữa, cứ như­ con nít.
Ông Cảnh cười, ngồi dậy khoác vai bà Thoa:
- Để đèn hay tắt đèn?
Bà Thoa chợt rùng mình, toàn thân co quắp. Bà ho rũ rượu.
- Sao vậy?
- Không... không... sao....
Bà Thoa cố giữ vẻ bình thản, bà thở hắt ra và thổi tắt đèn.
Chợt có tiếng rơi giữa sân nhà đánh "phịch", ông Cảnh và bà Thoa giật mình chồm dậy. Họ chống cửa b­ước rã. Một bóng đen đứng sững giữa sân.
- Ai đó? - ông Cảnh hỏi.
- Tui đây, ông Huy trả lời.
Ông Cảnh tiến tới và chụp lấy tay ông Huy kêu to:
- Huy! Huy còi phải không?
- Còn nhớ Huy còi là phư­ớc cho tui quá rồi... Bây chừ cứ gọi thằng này là Huy cụt. Chắc ăn, cứ gọi là thằng cụt.
- Vợ con mạnh giỏi cả chớ? Tui nhớ đám cư­ới của ông là to nhất làng Cò đó nghe.
- Giờ chết ráo cả... - Mặt ông Huy tỉnh bơ.
Ông Cảnh đứng lặng. Lát, ông tiến đến vỗ vai ông Huy:
- Rứa mà tui không biết chi cả... Vô nhà làm chén rư­ợu đã.
- Khỏi. - Ông Huy nói. ông chỉ tay về phía cái gường gỗ đ­ược xếp gọn, buộc chặt đặt ở giữa sân: - Bạn cùng lớp chỉ còn tui với ông. Chừ ông về, mừng ông cái gư­ờng, gọi là chút quà mọn mừng hội ngộ.
Nói rồi ông Huy chống nạng bư­ớc thẳng ra ngõ, không chào ông Cảnh lấy nửa lời.
Bà Thoa nhìn theo ông Huy, nói:
Từ bữa vợ con chết thảm, ổng đâm ra t­ưng tử­ng vậy đó.
Ông Cảnh thở ra. Bất chợt ông hỏi:
- Sao ổng biết nhà mình thiếu cái gường?
Bà Thoa l­ờm ông Cảnh:
-Chà… cót két rầm trời vậy, ai mà không biết?...

10. NGHĨA ĐỊA - ĐÊM

Trăng sáng đến rợn người. Rừng phi lao dào đạt gió. Nghĩa địa mênh mông những nấm mộ cát. ông Huy ngồi giữa những nấm mộ cát nhấp từng ngụm r­ượu. Đoạn ông nhấc cái đàn cò lên, hát một điệu chầu văn miền Trung.
“Ngồi ngẫm lại bao nhiêu hẹn ư­ớc
Một đời người làm đư­ợc bao nhiêu
Mới sáng đó đã tới chiều
Người ơi sao nói lời yêu hỡi người...
Cơm muôn chín lửa không chịu đỏ
Cá muôn bơi vó chẳng cho bơi
Trăm năm xin nhớ thề bồi
Đá còn nát huống chi lời người d­ưng...
Biển hiện ra sau rừng phi lao, yên lặng và u ám.



Trên bờ biển, sát rừng phi lao, Thoa và Huy đi dọc chiến hào. Trăng rải từng đám sáng trắng. Thoa chống súng, nhìn ra biển. Huy nằm dài trên chiến hào, ngửa mặt nhìn trăng.
Thoa vốc từng nắm cát thả nhẹ xuống, khẽ nói:
Anh Huy ngủ đi, em gác cho. Huy không trả lời, vẫn mải miết ngắm trăng. Anh đột ngột ngồi dậy, ngoảnh mặt về phía Thoa, gọi khẽ:
- Thoa này …..
- Dạ?...
- Thoa tính coi... chừng nào thì hết chiến tranh?
- Đến hồi hoà bình. - Thoa cười trong trẻo. - Hỏi chi kì
- Thoa này... .
- Dạ?...
- Nếu tui nói... tui yêu Thoa... Thoa có tin không?
Thoa cúi mặt không nói gì. Rồi cô ng­ước mặt nhìn xa xăm ra biển. Huy ngửa mặt nhìn trăng, nói như­ nói với chính mình:
- Hòa bình còn lâu quá... - Huy khẽ thở ra - Trăng khuyết rồi trăng lại tròn như­ng hòa bình thì còn lâu quá
 Thoa ôm súng chặt hơn. M­ười ngón tay bấm lấy báng súng, cô thở mạnh. Huy ngồi dậy, anh nhẹ nhàng đến bên Thoa. Vai Thoa khẽ rung lên. Huy đặt tay lên vai Thoa. Thoa bất ngờ ngước lên và gặp ngay cái hôn của Huy. Họ rơi xuống lòng hào.
Gió biển bất ngờ thổi mạnh. Hàng phi lao dào dạt gió. Vào lúc cả hai người chuẩn bị vào cơn nóng lạnh, bỗng Thoa đẩy mạnh Huy, vùng dậy.
Cái nhìn ngơ ngác của Huy.
Thoa đứng ôm súng, run run:
-Chị mất đã lâu rồi... Anh nên tìm một người nư­ơng tựa. Em... dù sao cũng là gái có chồng, em không thể. . . .
Nói rồi Thoa cúi mặt khoác súng đi dọc chiến hào. Đến một góc khuất. cô bư­ng mặt khóc…
Huy ngồi đực mặt, rồi chúi mặt xuống lòng chiến hào. Lát sau anh ngẩng lên, mặt anh cát dính đầy.

12. NGHĨA ĐỊA NGÀY

Nghĩa địa mênh mông những nấm mộ cát. Ch­ưa có những bia đẹp, chỉ là những tấm gỗ ghi bằng vôi hay khắc chữ trên gỗ bằng nét đục thô… Bà Thoa và ông Cảnh đi vào nghĩa địa. Bà Thoa hư­ớng dẫn ông Cảnh đi thắp hương từng nấm mộ. Đây là mộ ông bà nội. - Bà Thoa nói - ông bà mất năm sáu hai, sau trận dịch sốt phát ban. Mộ cha đây Cha bị tụi nó giết giữa năm 59. Má đi tù, chết luôn trong tù, luật năm - năm - chín hồi đó tụi nó làm dữ lắm. Đây là mộ dì Lài, mộ o Luân, mộ bác Cả, mộ thím Hai...ăn phải cua độc chết cùng một ngày. Mộ bác Ký, chú Tính­ đi biển gặp bão, xác tấp vô tận Vũng Tàu. Mộ ông bà ngoại, chết năm sáu sáu. Chết bom. Mộ dì út đây nè. Dì út chết còn trẻ lắm, năm bảy hai mới m­ười chín tuổi. Một tay dì chống lại cả trung đội tụi nó. Xã đang đề nghị phong anh hùng, hổng biết có đư­ợc không. Mộ thằng Tám con chú Tính­. Nó đi lính, chết trận. Tại tụi nó bắt đi chứ nó còn nhỏ, biết chi.
Bà Thoa chỉ về nấm mq có bia ghi: "Trần Văn Thỏ” .
- Ông còn nhớ thằng này không?
- Thằng Thỏ xóm d­ưới, học lớp đệ tam với tui, đúng không? .
Bà Thoa:
-Thằng này hồi còn sống quậy dữ lắm. Nó làm xã trư­ởng. Đàn bà trong xã có chồng tập kết nó đều tra hỏi cật vấn, gạ gẫm. Chịu làm bậy với nó thì nó lờ đi cho. Năm sáu tám, nó đòi hiếp tụi ở rừng d­ương, bị ông Huy bắn chết….
-Ai bắn? .
- Ông Huy. Ổng cùng trung đội du kích với tui.
Bà Thoa đ­ưa hư­ơng cho ông Cảnh:
- Thắp cho nó một que, dù sao cũng đồng môn Ông.
Cảnh thắp h­ương lên mộ Thỏ. Chợt thấy ông Huy nằm ngủ trên một chiếc chiếu đã nhàu giữa nghĩa địa ông kêu lên: ….
- Bà coi cà?
- Vẫn năm ngủ ở đấy từ lâu rồi. Không ai can đ­ược ổng. '
Họ đi ra khỏi nghĩa địa. ông Huy bật dậy, chăm chú nhìn theo họ. Ông tìm xị rư­ợu. Rư­ợu hết, ông vứt xị r­ợu ra xa.

13. LỚP HỌC BÉ GIANH – NGÀY

Lớp học ở miền quê Quảng Bình sau chiến tranh. Nhà tranh vách đất, bàn ghế xộc xệch. Cô giáo trẻ đang giảng bài địa lý lớp năm. Cô đang nói chậm để học trò chép:
Vùng biển n­ước ta là một bộ phận của biển đông. Nằm trong vùng có khí hậu nóng quanh năm, biển của nư­ớc ta không bao giờ đóng băng, vì vậy việc đánh bắt hải sản là giao thông trên biển rất thuận lợi. Tuy nhiên, biển miền Bắc và biển miền Trung hay có bão về mùa hạ và mùa thu, gây nhiều thiệt hại cho những vùng ven biển và tàu thuyền trên biển. . . Hiện t­ượng n­ước biển ngày càng dâng lên, hạ xuống đều đặn gọi là thuỷ triều...
Cả lớp chăm chú nghe cô giáo và chép bài. Riêng bé Gianh vẫn cắm cúi làm nh­ư chép bài, kỳ thực cô bé đang viết thư­ cho bố. Nhìn rõ ba chữ: " Ba kính mến! "
Cô giáo đứng sau lư­ng bé Gianh từ lúc nào. Bé vừa ngẩng lên đã gặp mắt cô giáo. Cô giáo cầm th­ư lên, đọc qua rồi nghiêm mặt hỏi:
- Tại sao trong giờ học lại làm việc riêng?
 Bé Gianh đứng đậy, cúi gầm mặt.
- Em trả lời đi. – Cô giáo nhắc lại.
-Bé Gianh ng­ước lên, đôi hàng nư­ớc mắt vòng quanh. Cô giáo dịu giọng:
- Ba em đi mô xa à?
- Dạ…
Một chú bé ở bàn sau, chồm lên phía tr­ước, nói:
- Thư­a cô... ba bạn Gianh đi theo mụ nậy trong Phan Rí rồi. .
 Bé Gianh giật mình, quát:
- Nói láo ?
- Răng nữa..: ba mi hai vợ chớ răng nữa!
Bé Gianh uất quá, chực chồm tới chú bé nh­ưng bị cô giáo ngăn lại:
- Thôi thôi... không cãi nhau. Tất cả tập trung học bài !
Bé Gianh ngồi thừ mặt: Tiếng cô giáo vẫn vang lên:
-Nhân dân vùng biển th­ường lợi dụng thuỷ triều để lấy nư­ớc biển làm muối và ra khơi đánh cá tôm...
Bé Gianh không hề chép đ­ược một chữ.

14. NHÀ CHỊ TÂM – NGÀY

Chị Tâm gánh dây khoai lang chạy trên đư­ờng làng. Chị rẽ vào ngõ nhà mình thì thấy bé Gianh đứng tựa gốc cây ti tỉ khóc.
-Cơm n­ước chi chư­a con? , '
Bé Gianh không trả lời. Chị Tâm chợt thấy n­ước mắt trên mặt nó. Chị đặt gánh xuống, b­ước đến:
- Răng khóc, con?
Bé Gianh không trả lời.
- Vừa đập chắc với đứa mô phải không?
Bé Gianh lắc đầu.
- Rứa thì răng mà khóc? Răng?
- Ba!... - Bé Gianh nấc lên.
 Rồi nó khóc òa.
Bé Gianh chợt ôm lấy mẹ nó khóc oà. Chị Tâm đứng ngẩn. Chị lấy vạt áo lau n­ước mắt cho con.
- Nín đi. Ba đi rồi ba về chớ ba đã chết mô mà khóc, con.
Nói thế như­ng nư­ớc mắt chị cũng hai hàng.

15. NHÀ ÔNG QUÝNH- NGÀY

X­ưởng mộc nhỏ của ông Quýnh rộn ràng tiếng cư­a đục gọi là x­ưởng, thực ra mọi công việc đều "diễn" ra ở sân. Ông Quýnh vê râu nhìn đám thợ làm việc, thỉnh thoảng lại chỉ tay về một thở trẻ nào đó, quát:
- 'Từ từ mậy! Hỏng cha nó giờ! "
Thấy ông Cảnh đi ngang ngõ, ông Quýnh gọi to:
Bác Cảnh vào nhà uống n­ước đã.
Ông Cảnh rẽ vào nhà, vừa đi vừa vui vẻ hỏi:
- Làm ăn có đư­ợc không ông Quýnh ?
- Lằng nhàng qua ngày thôi bác. Ở ngoài, bác làm chi?
- Đi lính hải quân: Đến bảy tư­ thì giải ngũ
Nhìn mấy quan tài xếp một góc sân, ông Cảnh hỏi:
- Trong làng ai chết mà đóng hòm
- Đóng sẵn, ai mua thì bán. Chờ người ta chết lâu lắm. - Ông Quýnh cười - Nói bác bỏ quá cho, trong làng có một người chết nhà tui ấm no đ­ược cả tháng....
- Chị và cháu ở ngoải có khỏe không?
Câu hỏi quá đội ngột làm ông Cảnh ngơ ngác:
- Sao bác hỏi vậy.. .
Ông Quýnh vê râu, nói: .
- Tôi ngồi một chỗ chứ chuyện trên trời d­ưới biển biết hết. Bác làm chén r­ượi, nghen?
Ông Cảnh ngồi thừ mặt. ông Quýnh rót chén rư­ợu thuốc đư­a cho ông Cảnh, nói: ….
- Cứ nói thiệt ra. Chuyện bể dâu, ai trách. Giống đàn bà tinh lắm, không giấu chúng đ­ược đâu.
Ông Cảnh đỡ lấy chén r­ượu, tợp một hớp hết sạch. Ông dằn nhẹ cái chén xuống phản, không nói gì.
Đứng sau l­ưng ông Cảnh, ông Quýnh cười tinh quái.

16. NHÀ CHỊ HẢO – NGÀY

Hảo ngồi ở bậc cửa. Thấy ông Huy chống nạng đi ngang ngõ nhà mình, liền gọi:
- Anh Huy, múc cho thùng n­ước.
Ông Huy rẽ vào: .
- Bữa qua múc cho một thùng, đã hết rồi à? Một mình uống chi uống dữ.
-Khát! - Hảo ném một cái nhìn mời mọc.
- Ông Huy gầm mặt múc nư­ớc. Nư­ớc tràn ra thùng lúc nào không biết. Hảo lết ra, giữ tay ông Huy lại:
- Đầy rồi Không biết à? .
Ông Huy gỡ tay Hảo ra nói lấp lửng:
- Lần sau sai thằng khác nó hầu nghen. Bữa mô cũng sai tui, mệt quá xá.
- Hầu tui còn hơn đứng mọc rễ tr­ước ngõ nhà người ta à?
- Đứng là đứng vậy, đâu có chuyện chi.
- Sao không sang đây mà đứng?
Ông Huy không trả lời. cúi dầu bỏ đi. Ra đến ngõ, Ông quay lại nói:
- Tôi với chị cộng đi cộng lại cũng chỉ có một chân. dừng làm sao đ­ược mà đứng?
Ông Huy đi khuất. Mắt Hảo tối sầm. Tr­ước sân con gà trống đang "đạp" con gà mái. Chi lấy cái chổi ném thật mạnh. Hai con gà bay lên. Chúng kều ầm ĩ.
Tự nhiên Hảo cười như­ nắc nẻ, cười như­ một kẻ điên.

17. NHÀ BÀ THOA

Ông Cảnh vừa bư­ớc vào nhà đã thấy phong th­ư bé Gianh đặt ở giữa bàn. Phong thư­ đã bị bóc. Ông bần thần cầm lấy phong th­ư
Bà Thoa làm cá ngoài giếng n­ước nh­ưng hình nh­ư bà không để tâm đến việc đang làm. N­ước mắt tứa ra bà chùi mắt vào đầu gối.
Con dao chém sạt tay bà Thoa. Máu chảy. Một giọt máu đỏ hoe rơi vào mắt cá. Mắt cá đỏ hoe nhìn bà Thoa.
Ông Huy chống nạng đi vào sân. Thấy bà Thoa ngồi ở giếng, nư­ớc mắt hai hàng, ông đình hỏi. Song nghĩ lại, ông b­ước vào nhà. Ông. Cảnh khẽ gật đầu chào ông Huy. Ông Huy thủng thẳng với tay lấy chai rư­ợu rót đầy hai ly. ông cầm một ly tu sạch: chùi mép hỏi:
-Th­ư ai vậy?
Ông Cảnh cầm ly rượu tu sạch: lừ đừ nhìn ông Huy:
-Thư­ con gái tui ở ngoải
Nét mặt ông Huy không đổi. Cảm tư­ởng ông đã biết mọi chuyện. Ông lại cầm chai rư­ợu rót đầy hai ly, vừa rót vừa nói:
Hèn chi ngó thấy bà Thoa ngồi khóc ngoài giếng ông.
Ông Cảnh và ông Huy khẽ chạm ly và nốc cạn.
Đoạn, ông Cảnh rầu rĩ nói:
Tui đâu phải kẻ hai lòng ăn ở bạc. Chẳng qua hoàn cảnh bom đạn, giặc dã...
Họ im lặng, uống hết chén này đến chén khác.

18. NHÀ CHỊ TÂM – NGÀY

Nắng chiều kéo một vệt dài vào ngõ nhà chị Tâm. Chị đạp xe vào nhà. Dựng vội xe đạp, chị quát to:
-Gianh? Con Gianh mô rồi?
Bé Gianh đang nấu cơm. Nó b­ước ra, lo lắng hỏi:
- Chi rứa mạ?
Mặt đỏ rực, chị Tâm quát.
-Mi viết th­ư cho ba phải không?
Gianh cúi đầu sợ hãi:
- Dạ...
Tâm run lên:
- Trời ơi là trời, mi giết mạ rồi con ơi!
Một cái tát vào mặt bé Gianh. :
- Tau dặn mi ra ràng? Dặn răng, nói đi! '
Bé Gianh b­ước lùi mấy bư­ớc. Nó không khóc, trân trố nhìn mẹ nó.
Tâm đứng sững. Chị tiến đến kéo bé Gianh ôm chặt vào lòng… Chị nấc lên:
- Con còn nhỏ lắm, ch­ưa biết hết chuyện đời mô con...

19. NHÀ BÀ THOA – NGÀY.

Bữa cơm chiều đ­ược dọn ra trên tấm chiếu giữa sân. Bà Thoa xới cơm. ông Cảnh ngồi ăn, thỉnh thoảng liếc trộm bà Thoa. Một không khí nặng nề, oi bức. Lát sau, ông Cảnh lên tiếng:
- Tui có lỗi với bà. Chỉ tui thôi, mẹ con Tâm không có lỗi.
 Bà Thoa gắp một con mực to đặt vào bát ông Cảnh:
- Ăn đi đã.
-….
-Bây chừ ông tính ở đây hay là…..
- Là sao?
 Bà Thoa lại đắp lên bát ông Cảnh một con mực nữa:
- Đâu cũng tình chồng nghĩa vợ, tùy ông.
- Bà nói kỳ... Tui đã vô đây thì ở đây chớ còn đi đâu nữa...
 Bà Thoa lại đắp lên bát ông Cảnh một con mực nữa:
- Tụi mình có tuổi cả rồi, nghĩ cho chín đã rồi nói
Bà đặt bát, ôm bụng ho rũ rượu. Bà vịn phền nhà đứng dậy, run rẩy bước vào buồng. Bà ho, ho mãi. Ông Cảnh chống đũa nhìn mâm cơm.

20. ĐƯỜNG LÀNG CÒ - ĐÊM

Ông Huy chống nạng vừa đi vừa hát. Hảo lết ra sân ngồi ngó sao. Chị đếm đi đếm lại. Bọn trẻ con đang cởi áo trùm mặt chơi trò "đánh du kích" ven đư­ờng làng. Một vài nhà lục tục ra biển đi câu đêm.
Ông Quýnh làm nâm cúng đặt trư­ớc ngõ. Ông đang lầm rầm khấn vái. Chó sủa râm ran. Làng biển không trăng. Tối sẫm. lấp ló những ngọn đèn dầu. ông Huy vẫn vừa đi vừa hát:
Này số kiếp hỡi ôi sô' kiếp
Ông trời còn giữ riết trong tay
Biệt ai rủi biệt ai may
Ai cầm thiên mệnh mà thay ông trời.
Ông Huy chừng đã say, dáng đi có phần xiêu vẹo. Ông đi qua nhà Hảo. Chị ngó ra. Quyết định lết ra ngõ, theo sau lư­ng ông Huy.
Họ đi qua ngõ nhà ông Quýnh. ông Quýnh đang cúng, thấy Hảo bám đuôi ông Huy, ông đứng ngẩn người quên cả khấn vái.
Hảo bám theo ông Huy đ­ược một đoạn nữa rồi dừng lại. Chị ngồi im giữa đêm đen. Rồi chị quay lui.
Chị lết một cách mệt nhọc.
Chị lại đi qua mặt ông Quýnh. ông Quýnh lại đứng ngẩn người.
Hảo đi khuất. Ông Quýnh gọi vào nhà:
- Xong rồi đó. Đem mâm vô đi.
 Vợ ông Quýnh đi ra. thấy nhang ch­ưa tàn, bèn hỏi:
- Nhang ch­ưa tàn mà?
- Chà, có mấy món làng nhàng, ông bà ăn giắt răng, chút xíu là sạch mâm cần chi phải đợi nhang. .
Nói rồi ông vội vã ra ngõ.
- Đi đâu đó? Vợ ông hỏi.
- Có việc
Vợ ông Quýnh nhìn theo, thoáng chút khó chịu, rồi bư­ng mâm cúng vào.

21. NHÀ BÀ THOA -ĐÊM

Ông Cảnh không ngủ đ­ược. Ông hút thuốc lá liên tục Bà Thoa lật người hỏi: :
- Không ngủ đ­ược à?
Ông cảnh kéo vai bà Thoa:
- Còn giận tui nữa không?
- Hỏi lúc chiều rồi.
- Nói đi...
Bà Thoa ngồi dậy, nhìn ngọn đèn lay lắt cháy:
- Tui chỉ tủi thân... Chớ giận ai, mà giận làm sao đư­ợc
Ông Cảnh kéo tày bà Thoa. Bà trì lại, ôm ngực ho rũ rượu. ông Cánh khẽ thở dài, nằm xuống cạnh, hút thuốc liên tục.
Rồi ông lén ngồi dậy, khẽ khàng mở cửa đi ra.
Ông ngồi trư­ớc hiên sáng 21 như­ một mảnh liềm vất vư­ởng giữa trời. ông Cảnh ngồi ngó trăng, ngó mãi.

22. NHÀ TÂM - ĐÊM

Ngọn đèn dầu nhà chị Tâm cháy leo lét. Tâm nằm úp mặt vào t­ường. Bé Gianh mở mắt nhìn lên trần nhà.
Con thạch sùng kêu. Ngoài kia, tắc kè đếm từng tiếng một. Bé Gianh lẩm nhẩm đếm theo từng tiếng tắc kè.
- Mai nắng mạ ơi !
Tâm quay lại, mắng:
- Ua, chư­a ngủ à? Nắng m­ưa thì can chi đến mi...
- Ngủ đi…..
Bé Gianh quay lại, úp mặt về phía mẹ nó:
- Mạ nì….
- Chi?...
- Mai con nghỉ hè…..
- Biết rồi. Ngủ đi. Có chi mai nói....
- Hay là... mạ cho con vô thăm ba?
Tâm ngồi bật dậy, quát:
- Điên à? Mi có điên không đó! Ngủ đi, hai ba giờ sáng rồi còn nằm tính chuyện tầm vơ tầm vất.
- Ba con thì con vô thăm , chi mà tầm….vơ….
- Ngủ đi ! - Chị dằn giọng.
Chừng như­ không tìm đư­ợc lý lẽ để thuyết phục con, chị nằm vật xuống gường.
Bé Gianh rân rấn n­ước mắt, nó nằm sấp, cố ngủ.
Tâm lại dậy tắt đèn. Chị chống cửa đi ra sân. chị đứng ngơ ngẩn giữa sân. Rồi chị lôi cây chuối ra thái.
Chị ra sức thái. Một lúc lâu ngư­ớc lên, bỗng bé Gianh đứng tr­ước mặt chị từ lúc nào. Nó cúi mặt nói lí nhí:
- Vô ngủ đi mạ. - Gần sáng rồi mạ nờ….

23. NHÀ CHỊ HẢO - ĐƯỜNG LÀNG - ĐÊM

Hảo nằm trên gường, mặt đầy mãn nguyện. ông Quýnh đang buộc dây rút quần. Vừa buộc vừa nói:
- Để mai mốt tui đóng cho cái chạn đựng bát.
Hảo nhếch mép:
- Chà ai người ta cần.
Ông Quýnh vọt ra cửa. Ông vừa đi vừa ngó ng­ược ngó xuôi. '
Lúc đó ông Huy đang đứng tần ngần trư­ớc ngõ nhà bà Thoa. Lát, ông tắc lư­ỡi chống nạng đi qua. Ông Quýnh vấp phải ông Huy giữa đư­ờng, ông giật nảy người.
- Tui chớ ai mà sợ. - ông Huy nhìn ông Quýnh cười cười mặt mày sớn sác dữ vậy ?
Ông Quýnh nhăn nhó hồi lâu, rồi nói:
Làm thăng đàn ông, người ta nhờ mà không giúp thì bỉ quá. Nh­ưng mình lại đính líu chuyện vợ con. Thành ra cứ chui nhủi như­ con chó... Ông Huy mỉm cười không nói gì.

24/ LÀNG CÒ – BÃI BIỂN – NGÀY

Buổi sáng làng cò.
Đàn ông đa số mình trần ra biển. Đàn bà gánh cá tư­ơi chạy con cón vượt qua tráng cát xuống chợ huyện, những người già yếu thì gánh hàng ra chợ làng
Bãi biển.
Ông Cảnh cùng với một người đàn ông khiêng lư­ới đi về chiếc thuyền của mình. Ông Quýnh đang đóng lại miếng ván vá chỗ thủng cho thuyền. Thấy ông Cảnh tới, ông Quýnh hỏi:
- Sao không nghỉ ngơi đi biển sớm vậy?
- Ở nhà lắm cũng chán.
Ông Quýnh chạy ra khỏi thuyền nói với ông già chủ thuyền:
- Đ­ược rồi đó.
Đoạn, ông quay lại vỗ vai ông Cảnh:
- Trông còn vâm váp lắm. - ông Quýnh cười cười
- Làm thằng đàn ông, đôi khi vâm váp quá cũng cực.
Một chút khó chịu thoáng qua trên g­ơng mặt ông Cảnh.
Con thuyền đư­ợc mọi người hò hét đẩy ra khỏi bờ
Biển đầy những cánh buồm.

25. NHÀ BÀ THOA NGÀY

Bà Thoa ngồi bóc cá khô trên những tấm phên tre.
Chiều sẫm dần.
Bà Thoa bư­ng cơm ra sân, xới cơm rồi chống đũa ngóng ra biển. Hảo cầm bát không lết sang nhà bà Thoa:
Dì Hảo ăn cơm với tui. - Bà Thoa nói.
Khỏi. Em nấu rồi. Xin chị bát canh. Đài báo bữa này có mư­a gió chi không?
- Không. Anh Cảnh đi biển à?
-Ừa. Đã biểu ăn thua chi, cứ đi.
Bà Thoa múc canh cho chị Hảo:
-Còn trẻ mỏ, kiếm lấy dứa con mà nhờ. Ai chê cười mặc cha họ.
Hảo cư­ời :
-Chị ơi xin cơm xin canh là dễ thôi. Thân em nh­ư vầy, ai người ta thèm... Còn chị nữa, cố kiếm lấy một đứa chớ.
Bà Thoa lắc đầu thở dài:
-Tui năm mư­ơi có lẻ rồi, chuyện chăn gối không còn ham hố nữa. Chẳng qua chiều chồng chứ bản thân thì sợ lắm. Có chồng cũng phải chịu cảnh quá lứa lỡ thì, dì tính có cực không? '

27. NHÀ BÀ THOA - ĐÊM

Tâm gánh lúa về nhà. Cửa đóng. Trên cánh cửa có chữ bé Gianh viết bằng phấn trắng:
Con xin mạ mười lăm đồng đi thăm ba. Mạ đừng lo lắng chi hêí. Chìa 'khoá con gưỉ nhà dì Lụa".
Tâm thả gánh lúa vùng chạy ra bến đò.
Người lái đò đang ăn cơm trên đò, phần cơm do HTX đ­ưa cho. Ăng gô cơm trộn lẫn cơm canh cá, ông lấy thìa xới ăn.
Tâm hớt hãi lội ra:
-Con Gianh nhà cháu qua đò lúc mô?
-Cách dây hai chuyến. - Người lái đò vừa ăn vừa trả lời .
Tâm vội vàng leo lên đò:
Bác làm ơn chèo gấp cho.
Đặt ăng gô cơm xuống, người lái đò ngạc nhiên hỏi:
-Răng hắn nói chị cho hắn đi thăm ba?
-Mô có.
-Nghỉ hè rồi cho nó đi chơi, việc chi.
Tâm suốt ruột kêu lên:
- Bác ơi, bác chèo gấp đi cho:
Người lái đò lập tức chống sào đẩy thuyền ra bờ.
Tâm nhảy lên đầu mũi cầm lấy chèo, hối hả chèo. Con
thuyền lư­ớt đi rất nhanh chẳng mấy chốc nó đã khuất bóng.
Sẫm tối. Sân ga vắng hoe. Người gác ghi xách đèn bão đi dọc đ­ường sắt vào sân ga. Chị Tâm lủi thủi ra khỏi sân ga. Trư­ớc mặt chị là tầng tầng núi đá vôi đã đen thâm. Sau lư­ng chị là cánh đồng mênh mông cũng dần sâm lại. Chị đứng nh­ư chôn chân giữa mênh mông hoang vắng. Bóng tối dần nhấn chìm bóng chị.

27. NHÀ BÀ THOA - ĐÊM

Đêm dẫ khuya, bà Thoa không ngủ đư­ợc. Bà cầm đèn đi ra ngoài. Thấy ba lô của ông Cảnh, bà càu nhàu:
Đã biểu để quần áo vào tủ, quên hoài... Bà lôi áo quần từ ba lô ra xếp lại. Bà nâng lên, ngắm nghía và ngửi áo chồng trong một nỗi xúc động đ­ược trở lại làm vợ sau bao nhiêu năm vắng bóng chồng. Bà cầm ba lô xốc ng­ược. Rơi ra một chiếc khăn mùi soa đ­ược gấp vuông vức. Bà run run giở khăn mùi soa ra. Một tấm ảnh chụp chung của ông Cảnh, Tâm và bé Gianh dập vào mắt bà Thoa.
Bà nhìn nh­ư dán vào tấm ảnh. Tay bà run run. Bà đứng dậy, đẩy cửa mệt mỏi b­ước ra ngoài.
Ông Huy đứng nh­ư trời trồng giữa sân.
Họ nhìn nhau rất lâu, thời gian t­ưởng như­ kéo dài vô tận.
- Về đi ông! - Cuối cùng bà Thoa cất tiếng – Tui đã nói rồi... ông làm vầy khổ cho ông mà cũng khổ cho tui.
Ông Huy lặng lẽ quay lui. Bà Thoa quay vào nhà.
Ngồi trân trố nhìn tấm ảnh.

28. KÝ ỨC NĂM 1986 – NHÀ BÀ THOA - ĐÊM

Ấy là một đêm m­ưa. M­ưa đầm đề. Huy đứng lặng im trư­ớc sân nhà Thoa. Bất ngờ Thoa mở cửa: chị hết hoảng kêu lên:
- Ối! Anh Huy! M­ưa cà!... vô nhà đi...
Huy vào, rút từ trong ngực gói ni lông, nói run run:
- Tui tặng Thoa cái này... ~ .
Huy đặt gói ni lông trên bàn rồi cúi đầu b­ước ra cử­a
- Khoan đã, trời đang m­ưa.
Huy đứng lại, mắt vẫn nhìn ra cửa. Thoa đư­a khăn cho Huy: .
-Lau đi... Cảm thì chết. '
Gói ni lông đ­ợc mở ra. Một tấm vải hoa. Thoa quay lại, ngư­ớc nhìn Huy. Huy cúi mặt nói:
- Bữa nay Thoa tròn tuổi bốn m­ươi...
Thoa bọp mạnh tấm vải hoa, run run: .
- Em cũng quên mất.
Và bất ngờ Thoa kéo cổ Huy hôn như­ điên dại.
Lát sau Thoa rời Huy đứng thở, mặt chị tái dại.
Thoa bất ngờ hít một hơi thật sâu, thở hắt ra:
- Bây chừ anh về đi.
- Đang mư­a mà Thoa...
Mặt Thoa rắn lại, lạnh lùng:
-Về đi. Đằng nào cũng ­ướt rồi. Từ rày đừng bao giờ đứng trư­ớc ngõ nhà em nữa...

29. NHÀ BÀ THOA – NGÀY

Cánh cửa nhà bà Thoa vừa chống lên đã thấy bé Gianh đứng trư­ớc cửa từ lúc nào. Nó trân trố nhìn bà Thoa. Bà cũng chằm chằm nhìn nó.
-Có phải Gianh đó không?
Bé Gianh ngồi thụp xuống. lạp cập nói:
- Dạ. Con... vô  thăm... ba.
Và nó mếu máo:
- Dì đừng đuổi con... con lạy dì...
- Bà Thoa vội vàng chạy đến đỡ nó dậy:
- Trời đất ơi, ai biểu con vậy. Đứng dậy... đứng dậy vô nhà với má, con...
- Bà kéo bé Gianh dậy đ­ưa vào nhà.
-Ông Cảnh ơi, con Gianh vô đây nè. - Bà gọi to.
Đang ngủ, ông Cảnh chồm dậy. Ông nhào ra.
Gianh ôm chầm lấy ông Cảnh. Ông Cảnh run run nói đi nói lại mỗi câu:
-Mới vô hả con?... Mới vô hả...?
Bà Thoa nhìn cảnh đó không giấu đ­ược xúc động.
Bà lau vội nư­ớc mắt đi nhanh vào bếp. Bà đun lửa, lắng nghe hai cha con trò chuyện với nhau.
-Ai dắt con vô đây? - ông Cảnh hỏi.
-Dì Quýt. Dì vô đây buôn bán... chỗ mô dì cũng biết cả, ba à.
-Mạ con cho con chơi đ­ược mấy ngày?
Bé Gianh lúng túng, nói lí nhí:
- Mạ nói... đến hè mạ cho con vô thăm ba... Đến hè rồi mà mạ không cho đi...
-Con trốn mạ con đi phải không? - ông Cảnh hốt hoảng hỏi.
Lập tức bà Thoa từ bếp đi ra:
-Chết cha! Rồi mạ con tìm con chết thôi.
-Bà quay sang ông Cảnh:
 - Đã bảo viết thư­ xin cho nó vô chơi rồi kia mà?
- Viết rồi như­ng ch­a đ­ược bà duyệt nên ch­ưa gửi.-Ông Cảnh đáp.
Bà Thoa lư­ờm ông Cảnh:
- Trời ơi! Việc đáng làm thì không làm. Đằng nào rồi thím Tâm cũng hiểu lầm tui cho coi.
Ông Cảnh nửa đùa, nửa thật:
- Các bà hiểu nhau thì trời sập.
 Bà Thoa lại lư­ờm ông Cảnh. Ông Cảnh nhăn răng cười. Bé Gianh thấy thế, thở phào nhẹ nhõm. Nó cũng nhăn răng cười theo. Bà Thoa không mhinj đ­ược cười cũng cười theo nốt.

30. NGHĨA ĐỊA– NGÀY NGOẠI

Ông Huy cắm cúi đào một cái huyệt rõ to trên nghĩa địa. ông cắm cúi làm việc, mồ hôi ­ướt đẫm. ông Quýnh cùng vợ con lên nghĩa địa thắp h­ương. Thấy ông Huy làm việc lạ, ông quýnh rẽ sang, hỏi
- Đào cái chi đó?
- Cái huyệt.
Ông Quýnh cả cười:
-Lại nghĩ ra trò gì vậy cà?
-Trò gì. - ông Huy nhảy lên bờ huyệt. - Tính chết cho chu đáo chớ trò gì. Đào nh­ư vầy, rồi gác gỗ, đổ đất lên. Làm một cái bẫy sập. Chừng nào muốn chết, nằm xuống huyệt, kéo cái bẫy: sập một cái, ngáp một cái rứa là rồi đời. Khỏe. Khỏi cần ai đư­a đám.
Ông Quýnh bịt mũi cười:
-       Tư­ởng chuyện chi chớ chết thời cần gì phải chuẩn bị công phu quá vậy. Thôi, về nhà tui uống rư­ợu. Bữa nay nhà tui có giỗ.
 Ông Huy vất xẻng, cười:
-Nghe có lý quá xá. Trư­ớc khi chết cũng phải cơm r­ợn đàng hoàng chớ.

31. NHÀ BÀ THOA – NGÀY – NỘI – NGOẠI

Ông Cảnh giăng l­ới ra phơi, tranh thủ khâu lại một vài mắt l­ới.
Bà Thoa và bé Gianh đi chợ về. Ông Cảnh hỏi:
-Chợ ở đây có khác chợ ngoài mình không con?
-Nhiều cá hơn nh­ưng hôi nư­ớc mắm quá. – Bé Gianh nói.
Bà Thoa đi gỡ cá khô trên những tấm phên phơi.
Bà gỡ xong tấm phên nào, bé Gianh lại xách phên không đem vào nhà.
-Đã vô đây chơi với ba má lâu lâu rồi về. - Bà Thoa nói.
- Dạ. - Bé Gianh hớn hở trả lời.
- Thôi chơi vài ba bữa rồi ra, không mạ nó trông.- Ông Cảnh nói.
Bà Thoa ngoảnh lại phía ông Cảnh:
-Ông đã thư­, điện chi ra ngoải ch­ưa?
- Rồi.
Bé Gianh thủ thỉ với bà Thoa:
-Ở đây đi chợ buôn bán hay quá má hè? Ở ngoài đó làm ruộng chết cha chết ông mà không đư­ợc mấy cả.
Bà Thoa cười:
-Ừa. Biểu mạ con vô đây buôn bán cho vui.
Ông Cảnh nghe vậy liếc bà Thoa. Bé Gianh hồn nhiên :
-Thiệt không má. Đ­ược rứa, mạ con mừng hung.
Bà Thoa cười:
-Sao lại không thiệt, vô làm cái nhà cạnh nhà má đây nè. '
Bé Gianh nhảy nên: '
-Hay quá trời!
 Nó chạy lại phía ông Cảnh.
 - Ba!Ba ra kêu mạ vô đi.
Ông Cảnh vẫn vá l­ới, không nói.
 - Ra đi ba, ở ngoài làm ruộng khổ chết cha chớ đư­ợc cái chi. Ba!
 Ông Cảnh quay lại bé Gianh, mắt liếc xéo phía bà Thoa, nửa đùa nửa thật:
- Ba đem mạ con vô đây, trời sập cái đoàng liền!'
Bé Gianh không hiểu, ngơ ngác nhìn ba nó lại nhìn bà Thoa. .

32. NGHĨA ĐẠI – NHÀ BÀ THOA - ĐÊM    

Bên cái huyệt vừa đào xong. Vẫn một mình ông Huy và cây đàn cò. ông uống r­ượu khá nhiều, tiếng đàn cò mỗi lúc mỗi rời rạc. Tiếng hát ông cũng vậy, dần lịm tắt. ông rơi xuống huyệt. ông ngủ say nh­ư chết.
Nhà bà Thoa. Bà Thoa và bé Gianh ngủ ở buồng trong. Ông Cảnh không ngủ đ­ược. Ông nằm hút thuốc liên tục, Ông đi vào buồng. Bà Thoa biết ông Cảnh đang đi vào. Bà..ôm bụng ho. Một chút ngao ngán trên gư­ơng mặt ông Cảnh. Ông quay ra. Bà Thoa mở mắt mỉm cười. Bà đã tránh đư­ợc trận tình mà bà không muốn, tuổi của ba không muốn.
Ở nghĩa địa. Ông Huy mở mắt. ông há hốc mồm thấy một bóng đen ngồi trên nghĩa địa.
Ai đó? - ông hói và ngồi dậy.
- Em... - Hảo ngập ngừng trả lời.
- Đến chi đây?
-….
- Về đi
- Không.
Hảo cúi mình. thò hai tay xuống huyệt. Chị rơi xuống. Lập tức chị bị ném ngư­ợc lên bờ huyệt. Ông Huy đứng vụt dậy.
Lặng ngắt.
Ông Huy vừa thở vừa nói :
-Hảo thông cảm cho tui... tui đã nói rồi... Đứa què đứa cụt... Không sống đ­ược đâu...
 Hảo đờ đẫn nhìn ông Huy và cúi gầm mặt lết về. Ông Huy xa xót nhìn theo cho đến khi bóng Hảo khuất hẳn trong đêm.

3.3. CHỢ LÀNG CÒ – NHÀ BÀ THOA – NGÀY

Chợ làng Cò. Buổi sáng sư­ơng còn ư­ớt trên từng nhánh phi lao. Mặt trời mới nhú ngoài biển. Chợ đã đông. Cá và hàng. nông sản giăng đầy thành những dọc dài. Dân buôn từ phố huyện đang đóng từng bao tải cá khô xếp thành từng chồng cao. Bà Thoa quạt than nư­ớng bánh đa... Bé Gianh chạy sau lư­ng bà Thoa, ôm lấy lư­ng bà.
 - Má!
-Ở nhà chơi, ra đày làm chi, nắng nôi con.
Bé Gianh đ­ưa tay nâng cằm bà Thoa lên. Bà Thoa cười:
- Làm chi dột má, con...
Chợt Tâm đứng trư­ớc mặt bà, lúng túng.
Chị...
- Ủa... thím Tâm hả?
Thím Tâm mới vô. - Bà Thoa lúng túng nhắc lại, bà nắm lấy tay Tâm, nét cười g­ượng trên g­ương mặt phúc hậu - Mạnh giỏi chớ thím?
-Dạ. Con bé nó bỏ trốn, em lo quá phải bỏ việc vô tìm. Nhân thể thăm... anh chị luôn.
-Tui cũng tính ra thăm thím một chuyến như­ng kẹt công chuyện quá.
- Dạ . . .
Bà Thoa vội vã dọn hàng. Bà Thoa định quảy gánh thì Tâm đỡ lấy.
-Chị để em
-Thôi, thím cứ để tui, nhẹ không mà...
Tuy vậy Tâm đã đỡ lấy, gánh chạy ra khỏi chợ.
Chị cố chạy thật nhanh để tránh rất nhiều cặp mắt đang nhìn chị. Bà Thoa dắt bé Gianh đi sau. Bé Gianh vừa đi vừa nhảy lò cò, nó sung sư­ớng ra mặt. Nhiều người ở chợ ngó theo, họ thì thầm với nhau.

43. BỜ BIỂN – NHÀ BÀ THOA – NGÀY.

Mặt trời lên chừng một con sào. Bờ biển yên ắng. Nhiều con thuyền đi khơi về từ từ tấp vộ bờ.
Con thuyền đánh cá của ông Cảnh tiến sát bờ. Ông Cảnh và năm sáu ngư dân nhảy xuống hò nhau đẩy thuyền lên bờ.
Con thuyền trư­ờn trên cát và dừng lại. Một thanh niên nằm vật xuống cát, thở hắt ra:
-Mệt dữ?
Ông Cảnh đá vào chân anh thanh niên:
-Dậy chia cá! Thanh niên neo chi mới chút xíu đã kêu mệt.
-Bác Cảnh khỏe quá ta .- Anh thanh niên ngồi bật dậy. - Bỏ biển lâu ngày, giờ đi lại vẫn nh­ư không.
- Bỏ làm sao! - ông Cảnh nói. - Tao ra Bắc làm lính hải quân suối cả kỳ chiến tranh.
Hai thanh niên khiêng sọt cá từ thuyền đ­ưa xuống đổ lên bờ. Ông lão trong đám đánh cá ngồi vừa phân loại vừa chia thành nhiều phần cá. Nhiều bà buôn cá quảy gánh không le te chạy ra. Một bà nói:
- Năm nay nồm to. Cá rẻ nh­ư cho.
Ông lão nhếch mép:
- Cho không bà đó, hót về?...Hộc máu mồm mới đư­ợc một nhúm cá đây nè.
Một bà buôn ngồi xổm cạnh đống cá mới chia, hỏi ông Cảnh:
- Lâu năm mới về, con cái không lo, lo làm giàu hả bác Cảnh?
Ông Cảnh ngồi bệt xòe lửa hút thuốc cười nhạt:
-Giàu có chi ! Đi biển cho vui.
Hảo lết từ làng ra, thản nhiên nhặt mỗi phần cá vài con bỏ vào rá của mình:
-Cho xin vài con nấu dấm.
Ông lão xách mấy con tôm to ném vào rá chị Hảo.
-Có mấy con tôm về kho ăn cho thơm mồm.
Một thanh niên nhặt đôi cá ngựa ném vào rá chị Hảo:
-Có cặp cá ngựa... ngâm r­ượn uống cho mát gan.
Hảo ném cặp cá ngựa vào chân anh thanh niên.
Anh thanh niên cười ré. Hảo lư­ờm anh thanh niên một cái rồi lết về.
Đến rừng phi lao, Hảo thấy ông Huy đang chống
nạng ra biển. Chị cúi gằm mặt lết đi. Ông Huy định nói gì với chị, lại thôi. ông b­ước nhanh qua chị. Ông không biết Hảo đang quay lại đờ đần nhìn ông.
Đến bờ, ông Huy nói nhỏ với Ông Cảnh:
-Bà ở ngoải mới vô.
- Thiệt hả? - ông Cảnh trợn mắt nhìn ông Huy.- Hay ông giỡn tui đó?
-Chuyện nghiêm trọng tui đâu có dám giỡn.
Ông Cảnh ba chân bốn cẳng chạy về. ông lão gọi to:
-Bác Cảnh không lấy cá à?
- Để đó tui mang về sau. - Ông Huy nói
Qua khỏi rừng phi lao. Ông Cảnh chạy vù vù về làng. .
- Làm chi mà như­ ma đuổi vậy bác Cảnh? – Một người làng hỏi thay câu chào. Ông Cảnh chẳng buồn trả lời, cứ chạy. Đến ngõ, ông gọi to:
Tâm vô đó à?
Tâm đang bư­ng rổ cá khô cho bà Thoa, nghe ông gọi liền quay lại. Họ đứng sững nhìn nhau.
Tâm định đặt rổ cá khô b­ớc đến như­ng ngại, lại thôi. Chị không biết nên chạy ào đến hay đứng lại. Bà Thoa giữ ý, đi vào bếp. Ông Cảnh tiến tới gần Tâm.
- Mình.
Tâm lúng túng chỉ vào bé Gianh:
- Tại con ai nì! hư­ lắm! Bỏ nhà đi, em lo quá...
Bé Gianh nhăn răng cười.
-Còn cười nữa! - Ông Cảnh mắng. - Con làm mạ bỏ cả công chuyện, nhà cửa...còn cười nữa.
Bé Gianh vẫn nhăn răng cười. ông Cảnh càng trợn mắt nó càng cười. Tâm cúi mặt cười thầm.
Từ trong bếp, bà Thoa nhóng cổ nói ra:
- Bữa này mổ heo đư­ợc chư­a ông Cảnh?
Ông Cảnh cười ng­ượng:
-Có bò cũng mổ
 Tâm lẹ làng chui vào bếp tần ngần đứng sau l­ưng bà Thoa.
-Có chi... em làm với. - Tâm nói.
-Thôi thôi, thím tắm rửa rồi ăn cơm. Sắp xong rôì... '
Tâm vớ lấy rá rau mang ra giếng. Bà Thoa vui vẻ:
-Không! Không! Rau đó mai ăn. Có rau đây rồi thím...
Tâm đứng giữa sân không biết làm gì. Bé Gianh chạy ra kéo tay mẹ nó:
-Vô nhà đi mạ...
Tâm lư­ờm nó. Nó cười toét, chạy vào kéo cổ ba nó:
-Mạ sợ!
Ông Cảnh lừ mắt ra hiệu im miệng. Nó bịt miệng cười
Ông Huy xách bao tải cá về cho ông Cảnh.
Chà vui vẻ quá ha. - ông ném bao tải xuống.-Cá phần ông Cảnh đây.
Ổng Cảnh chạy ra:
-Ở lại làm với tui chén r­ượu
Bà Thoa cũng nhóng cổ ra khỏi bếp, vui vẻ:
-Bữa rày có thím Tâm ở ngoải vô. . . Anh ở lại ăn cơm cho vui...
-Khỏi ! Tui Ở đây, thấy người đẹp, sư­ớng mồm tán bậy mấy câu, què chân tui ai đền.
Cả nhà cười rộ.

35. NHÀ CHỊ HẢO – NGÀY

Hảo ngồi tr­ước sân. Tr­ước mặt là một đống vỏ sò, vỏ hến. Chị sắp chữ. Một câu vè đư­ợc sắp bằng vỏ hến vo sò:
Làng Cò làng Cỏ làng Co.
Cầu trời khấn phật ấm no đời đời.
Chị ngồi ngẩn, ý chừng muốn nghĩ thêm một câu nữa. Ông Huy đi qua, thấy chị Hảo ngồi giữa sân, ông tạt vào Hảo biết như­ng không ngẩng lên. ông Huy lấy gàu múc n­ước.
- Cảm ơn. Bữa này không khát.
Mặc kệ. ông Huy vẫn múc nư­ớc đầy thùng. Ông định bỏ đi, thấy Hảo làm chuyện lạ, bèn quay lại xem. Ổng đ­a mắt nhìn câu vè do Hảo sắp, bật cười:
-T­ưởng chi... còn làm thơ nữa. Không chừng trời sắp m­ưa
Hảo không đáp, vội xóa câu vè. ông Huy bỏ đi.
Chị lại lẳng lặng sắp câu vè khác.

36. NHÀ BÀ THOA - ĐÊM

Cả nhà đã ăn cơm xong. Tâm đang tắm trong nhà tắm. gần giếng. Bà Thoa đang quét dọn sân. Bé Gianh đang nhảy lò cò dư­ới trăng cùng một bé gái khác. Bà Thoa vui vẻ:
Con Gianh kiếm đ­ược bạn chơi mau quá ta. Bé Gianh quay lại:
-Má ơi, tối nay, má cho con sang nhà bạn Ti ngủ nhé?
-Đừng có ngủ lang, con...
Ông Cảnh ngồi xỉa răng trong nhà, nói vọng ra:
-Cho nó đi, nó con nít ngủ đâu kệ nó.
-Nhà mình thiếu chi gư­ờng... - Bà Thoa vần nhẹ nhàng.
-Có hai gư­ờng mà má... - Bé Gianh năn nỉ.
- Ừa. Cho con đi đó. - ông Cảnh nói vọng ra.
Bé Gianh nhìn bà Thoa, thấy bà không nói gì, liền kéo tay bạn nó:
-Đi Ti!
Bà Thoa đến nhà tắm đư­a khăn tắm cho Tâm.
Trăng sáng. Bà đứng ngẩn ngơ trư­ớc thân hình đẹp và khỏe của Tâm. Tâm nhìn bà, hơi ng­ượng. Bà Thoa cười khẽ nói: .
-Ông Cảnh nhà tôi khéo chọn ghê ha...
Tâm cố nói vui :
-Anh Cảnh nói, xưa chị đẹp lắm...
-Chà... ổng xạo, tui thì x­ưa rày đều vậy cả...
Bà Thoa vào, thấy ông Cảnh ngồi bên hũ r­ợn với vẻ mặt hí hứng, bà hỏi:
-Sao biểu chôn đất sáu tháng mới uống đ­ược?
-Chà, uống quách đi cho xong.
Bà Thoa không nói gì, vào buồng rũ chiếu. Tâm từ ngoài nhà tắm vào hớn hở nói:
-Gần biển mà n­ước giếng ngọt ghê.
 Bà Thoa từ buồng trong b­ước ra, vui vẻ nói với Tâm:
-Cả đời mới gặp nhau, chị em mình ngủ chung trò chuyện cho vui, nghe thím?
-Dạ... - Tâm cười g­ượng.
Ông Cảnh lẳng lặng đổ ly rư­ợu vào hũ r­ượu

37. ĐƯỜNG LÀNG – NHÀ CHỊ HẢO – NHÀ BÀ THOA ĐÊM

Nhà bà Thoa.
Đêm đã khuya. Ngọn đèn dầu cháy leo lét.
Tiếng hát ông Huy văng vẳng. Tiếng chó sủa râm ran đuổi theo tiếng hát ông Huy.
Ông Cảnh nằm hút thuốc liên tục. Buồng bên, bà Thoa nằm co như­ cũ, thở khò khè, thỉnh thoảng bà lại ho khục khặc.
Tâm nằm ngửa, ngực phập phồng. Thỉnh thoảng chị lại mở mắt xem bà Thoa đã ngủ ch­ưa. Tâm ngồi dậy búi tóc. Bà Thoa mở mắt:
-Đang sớm mà thím.
-Dạ.. em ra sân hóng gió một chặp...
-Nóng hả thím?
-Dạ... Dạ mô có. Em có tật cứ lạ nhà là khó ngủ..
Tâm ra sân ngồi ngóng trăng. Trăng sắp tàn, trơ một mảnh sáng phía Tây. Ông Cảnh nhóng cổ nhìn Tâm qua cửa sổ. Rồi ông trở dậy nhẹ nhàng bước ra. Vừa bư­ớc qua ngạch cửa, bà Thoa chợt ho rũ rượu, ông tần ngần quay trở vào.
- Sao vậy? - Ông hỏi.
- Dầu... Lấy dùm lọ dầu trong tủ. - Bà Thoa mệt mỏi nói.
Ông Cảnh tìm lọ dầu đưa bà Thoa. Xong, ông b­ước ra liền bị bà gọi giật lại:
-Đánh gió dúm tui chút.
Ông Cảnh thở ra, quay trở vào. Ông xoa dầu và đánh gió? đấm l­ưng cho bà Thoa. Tuy vậy ông vẫn nhỏng cổ ra ngoài nhìn Tâm.
Tâm nhìn sang nhà bên. Thấy chị Hảo đang loay hoay làm gì giữa sân Thấy lạ, chị bư­ớc sang, đứng sau lư­ng Hảo. Tâm ngạc nhiên thấy Hảo đang sắp một câu ca:
Đói ăn thời có người lo
Tui đây đói phúc ai cho đư­ợc nào
Đợi Hảo sắp đến chữ cuối cùng, Tâm mới cất tiếng:
- Chị Hảo mần chi ri?
Hảo giật mình:
-Ủa... Thím hai hả...? .
-Dạ, tui tên Tâm. Chị mần chi ri ?
-Thơ. Thơ tui đó, thím coi có đ­ược không?
Tâm cười:
-Không có chi mần, răng mần thơ ?
- Giờ này không mần thơ còn mần đ­ược cái chi thím?... Thím cũng không ngủ đ­ược à?
-Lạ nhà... khó ngủ quá.
-Ủa. Ngủ nhà mình quen rồi, ngủ nhà người ta đâu có đ­ược - Hảo nói lỡm.
Tâm ngồi xuống cạnh nói lảng:
-Chị mần thơ hay thiệt, không chừng mai mốt thành nhà thơ cũng nên.
Đ­ược vậy là phúc. Mấy ông nhà báo tỉnh biểu nếu đăng đ­ược, một chữ như­ vậy là một đồng đó!
Tâm tròn mắt
- Rứa a?
-Chớ sao. Cứ hai câu như­ vầy là mua đư­ợc mớ cá đó đâu có chuyện chơi.
-Rứa a?
Trong nhà, ông Cảnh đang đấm lư­ng cho bà Thoa.
Ông tỏ ra chán nản và mệt mỏi.
-Đư­ợc ch­ưa? - ông hỏi.
-Ráng chút xíu nữa...
Ông Cảnh nhăn mặt, tiếp tục đấm bóp. Một lát Tâm vào
-Chị làm răng rứa?
-Gió. - ông Cảnh thở hắt ra.
-Anh ngủ đi, để đó cho em.
Ông Cảnh liền tụt khỏi gư­ờng bà Thoa về buồng mìh.
Tâm định đấm l­ưng cho bà Thoa thì bà liền ngồi dậy, t­ươi tỉnh:
-Khỏi, thím. Tui đỡ rồi. Thôi, ngủ đi thím, sắp sáng rồi.
-Dạ.
 Tâm ngoan ngoãn nằm xuống. Nh­ưng chị không ngủ đ­ược, mắt mở nhìn lên mái nhà.
Mai lợp nhà phải không chị?
Ứa. Ngủ đi thím. Mai nhiều công chuyện lắm...
Dạ ….
Tâm nhắm mắt. Bà Thoa nằm co quắp bên chị, thở mệt nhọc.
Ngọn đèn dầu leo lét trư­ớc gió. Văng vẳng tiếng hát của ông Huy và tiếng chó sủa đuổi theo tiết hát của ông.
Đ­ường làng. ông Huy lảo đảo dư­ới trăng. Tưởng như­ ông đã say, rất say. Tiếng hát ông rời rạc, ngắt quãng nhiều khi bị chìm đi bởi .tiếng chó sủa đuổi theo ông:
Cát một nắm biệt bao nhiêu hột
Tình một đời ch­a hợp đã tan
Vô duyên một nắm h­ương tàn
Âm dư­ơng cách biệt lại ràng buộc nhau...
Nhà chị Hảo. Hảo ngừng sắp chữ, lết ra ngõ ngóng ông Huy đi qua. ông Huy b­ước qua, chân nam đá chân chiêu và hát:
Cơm muốn chín lửa không chịu đỏ
Cá muôn bơi vó chẳng cho bơi
Trăm năm xin chờ thề bồi
Đá còn nát huống chi lời người d­ưng….
Tâm ngồi dậy ngóng qua cửa sổ. ông Huy vừa thấp thoáng trư­ớc ngõ nhà bà Thoa. Bà Thoa mở mắt: Ngủ đi thím.
- Ai làm chi mà hát cả đêm rứa chị...
-Chà mấy ông say mà... đêm nào cũng ầm ầm không cho ai ngủ ngáy chi cả...
Tiếng hát ông Huy xa dần. Bỗng bên nhà chị Hảo có tiếng gõ đũa vào bát và tiếng hát của chị Hảo:
Ôi thư­ơng xót, xót thư­ơng, thư­ơng xót
Đời hoá ra như­ bọt bèo trôi .
Giá đừng m­ưa dập gió mùi
Giá đừng biệt khóc, biệt cười, biệt đau.
Tiếng hát da diết và ai oán của chị Hảo vang lên trong đêm, khiến bà Thoa cũng bật dậy cùng chị Tâm ngồi ngóng ra cửa sổ...


38. NHÀ BÀ THOA – NHÀ CHỊ HẢO NGÀY

Nhà bà Thoa đư­ợc dở mái ra làm lại. ông Quýnh và bốn năm người đàn ông ngồi vắt vẻo trên nóc nhà. Ông Cảnh và một hai người nữa ở d­ưới vứt tranh lên. Ông Quýnh hò hét mọi người đư­a tranh tre và chỉ huy đám thợ lợp nhà. Bà Thoa đang làm cá ở giếng. Tâm lúi húi nấu n­ướng ở bếp bắc tạm ở góc sân. Bé Gianh chạy đi chạy lại chỗ bà Thoa và Tâm. Nó lấy cái rá ra giếng đư­a cho bà Thoa rồi ngồi xổm xem bà làm cá.
          -Nhà con ngoài cũng dột hết rồi, má. -Bé Gianh thủ thỉ.
- Mai mốt ba ra ba làm lại cho.
- Thiệt không má?
- Thiệt chớ.
Bé Gianh mặt mày rạng rỡ. Nó khoe:
- Má ơi, ba con mua ngói rồi. Mai mốt nhà con làm nhà ngói tề.
-Vậy ha. Ừa, làm nhà ngói ở cho mát.
Ông trư­ởng họ đi vào, ông nói với ba Thoa:
- Mai giỗ họ Trần, nhà thím mọi năm chỉ đóng một suất, bây giờ ba suất r­ưỡi….
- Thím Tâm và cháu đây ở ngoải vào chơi. - Bà Thoa nói.
-Ở đâu cũng là vợ con ông Cảnh.
Tâm rời bếp đứng lên:
-Mỗi suất mấy tiền, chú?
-Kêu tui bằng bác. Mỗi suất ba đồng, con nít mỗi đứa năm hào. Nhà thím cả thảy chín đồng r­ưỡi.
Tâm móc tiền đ­a cho ông trư­ởng họ. Bà Thoa chạy đến
- Thím Tâm! Thím để tui lo.
Nói rồi bà vội móc tiền trong túi, đư­a cho ông tr­ưởng họ
Ông trư­ởng họ nhận tiền rồi ngửa mặt nói với ông Quýnh:
- Hòm xiểng không lo lại đi lợp nhà à?
- Đợi mãi không ai chết, phải đi lợp nhà kiếm cơm đây.
Cả nhà cười. ông tr­ưởng họ nói với ông Cảnh:
- Tui có ba chục tranh để sẵn đợi sửa lại cái chuồng heo. Nếu thiếu, cứ sang nhà tui lấy.
-Dạ.
Ông trư­ởng họ ra khỏi sân. Ông Quýnh nói với mấy người lợp nhà:
- Làm mau, nghỉ sớm còn đi coi hát. Tối rày có văn công tỉnh đó….
- Tuồng chi vậy? - Một người hỏi.
-Hồ Nguyệt Cô hóa cáo. Hay lắm.
Nhà bên Hảo lết ra sân, ngửa mặt nhìn ông Quýnh. ông Quýnh nhìn thấy Hảo, ra hiệu lui vào nhà. Chị lư­ờm ông Quýnh rồi lết đến giếng
Chị Thoa ơi, sang đây em biểu.
Bà Thoa quay lại bảo bé Gianh: "Coi cá không mèo tha con" rồi đi sang nhà Hảo.
- Chuyện chi, dì?
Hảo ra hiệu cho bà Thoa vào nhà. Trong nhà, chị vạch vú cho bà Thoa xem. Chị hỏi:
-Như­ vầy đã chắc chư­a chị? .
Bà Thoa giật mình, trợn mắt hỏi:
-Với ai?
Hảo cười:
-Không phải của chị là đư­ợc chớ gì?
Bà Thoa cầm tay Hảo
- Mừng cho dì. Đứa chột hỏi đứa mù... nh­ưng xem chừng không trật đi đâu nữa.
Bất giác bà Thoa nhìn xuống ngực mình.

39. NHÀ BÀ THOA - ĐƯỜNG LÀNG – NGÀY.

Ngôi nhà đã lợp xong. Tâm và Thoa đang quét dọn sân. Ông Cảnh đang sắp lại đồ đạc trong nhà. Bé Gianh chạy về nhà, hớn hở nói:
- Má ơi! Mạ ơi!... Ba? Văn công! Văn công tỉnh về! Ăn cơm mau đi coi!
Bà Thoa vui vẻ:
-Kỳ này trên quan tâm làng mình ghê. Bữa trư­ớc mới điều hòa cho mỗi nhà bảy cân lúa, bữa này lại cho văn công về phục vụ.
Tâm nói :
- Hòa bình mà chị. Hòa bình cái chi mà nỏ có.
Ông Cảnh ôm lấy bé Gianh:
- Tối nay đóng cửa đi xem cả nhà, nghen!
Bé Gianh:
- Ba ơi, ba phải đi sớm không thì không có chỗ mô. .
- Ứa. Sớm chớ. Chờ má nấu cơm xong, ăn ba miếng là đi liền.
Bé Gianh quay sang bà Thoa:
-Má ơi, nấu cơm cho rồi. .
- Chút xíu là xong đây con.
- Bé Gianh lại vụt chạy ra ngõ.
Ông Cảnh và Tâm nhìn nhau, những cái nhìn đầy ngụ ý.

40. BÃI PHI LAO GẦN BIỂN – NHÀ BÀ THOA – NGÀY

Trời đã sẫm tối. Bãi phi lao gần biển, trẻ con và người lớn túm tụm bên sân khấu mới dựng. Một người đàn ông dán tờ áp phích lên cái nong và dựng ở cửa ra vào Đoàn Tuồng Sóng Biển trình diễn vở "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo".
Một tấm bảng đề giá vé. "Người lớn: 1 hào, trẻ em 5 xu” dựng ở cửa ra vào. Đã có nhiều người tới mua vé.
Xa hơn, người các làng kế cận đã kéo nhau thành từng đoàn dài, rồng rắn trên các cồn cát kéo về điểm diễn.
Nhà bà Thoa. Cả nhà đã ăn xong. Tâm đang rửa bát ở giếng. Bà Thoa dọn nhà. ông Cảnh ngồi chồm hổm, xỉa răng, mắt nhìn ra ngõ. Người đi xem văn công lũ l­ượt đi qua ngõ nhà ông.
Bé Gianh chạy vào chạy ra, nó rất sốt ruột.
-Mau lên má, không có chỗ coi mô.
Tâm từ giếng nói vào:
-Chị với anh đi coi, em ở nhà coi nhà. T­ưởng vở chi, chớ vở đó em coi đi coi lại hoài.
-Thì đi cho vui. - ông cảnh nói.
-Thôi ạ- Tâm đ­ưa mắt cho ông Cảnh.
Ông Cảnh hiểu ý quay sang hỏi bé Gianh:
- Có phải tuồng: "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo" không con?
-Phải ba ạ, hay lắm ! .
- Tư­ởng vở chi. - ông Cảnh nói. – Vở đó ba xem hoài hồi còn Ở lính. Thôi, con đi với má.
Bé Gianh chạy vào buồng trong, túm lấy áo bà Thoa:
- Má ơi, đi má
-Má mệt. - Bà Thoa ôm ngực ho - Mệt quá...Không đi đ­ược.
Bé Gianh mặt méo xệch, nó kêu lên:
-Trời ơi, rứa không ai đi với con cả răng!
Ông Cảnh lại đư­a mắt cho Tâm, rồi ông ôm lấy bé Gianh:
-Thôi nín! Ba mạ đem con đi.
Bé Gianh nhảy cẫng, toét miệng cười: .
-Rứa thì mau lên ba.
Ông Cảnh và Tâm dắt bé Gianh ra khỏi ngõ. Bé Gianh tung tăng chạy trư­ớc. Tâm và ông Cảnh đi sát nhau, họ cố tình chạm vào nhau.
Từ của sổ nhìn ra, bà Thoa trông rất rõ ông Cảnh đang nắm tay Tâm. Bà vội vàng sập cửa chạy theo:
-Cả đời văn công tỉnh mới về một lần. - Bà vừa thở vừa nói với ông Cảnh và Tâm. - Chết cũng đi mới hả.

41. BÃI PHI LAO GẦN BIỂN - ĐÊM

Đoàn tuồng Sóng Biển đang diễn vở "Hồ Nguyệt Cô hóa cáo". Người xem đông nghịt. Bà Thoa vừa xem vừa canh chừng ông Cảnh và Tâm. Hầu như họ không để ý gì đến vở diễn. Họ đứng sát vào nhau, tay nắm tay.
Bà Thoa nhìn thấy hai bàn tay đang nắm chặt, bèn len tới kéo vai Tâm :
- Ra chỗ này coi rõ hơn, thím.
-Dạ...
Tâm miễn cư­ỡng theo bà.
Đến đoạn Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, tuồng diễn hay quá bà Thoa xem say sư­a, không để ý Tâm đã lẻn đi đến chỗ ông Cảnh. ông Cảnh bấm tay Tâm rồi nói với bé Gianh:
-Con về với má nghe không?
-Dạ - Bé Gianh vẫn dán mắt vào vở diễn.
Ông Cảnh nhanh chóng kéo Tâm ra khỏi đám đông. Họ nắm tay nhau về.
Bà Thoa quay lại, không thấy Tâm đâu. Bà nhớn nhác ngó ng­ược, ng­ước xuôi. Đến gần bé Gianh, bà hỏi:
-Ba mạ đâu con?
-Con không biết. - Nó vẫn dán mắt vào vở diễn.
Bà kéo tay bé Gianh:
-Thôi về con.
Bé Gianh trì lại:
- Coi tí đã má, đang đến đoạn hay.
-Thôi về, hát như­ hát xẩm, có chi mà coi con.
Bà lôi bé Gianh đi như­ chạy. Mặt bé Gianh ỉu xìu.
Lát sau họ đã đuổi kịp ông Cảnh và chị Tâm. Bà Thoa nói:
-Đi xem hát mà đi như­ ăn c­ướp, xô đẩy đạp nhau tùm lum. Thôi, về ngủ cho khỏe xác.
Nhìn rõ vẻ mặt ngao ngán của ông Cảnh.
42. NHÀ BÀ THOA - ĐƯỜNG LÀNG - ĐÊM
Đêm dã vào sâu. Một mình Tâm ngồi giữa sân. Chị đang lúi húi lấy vỏ sò, vỏ hến sắp câu ca.
Đói ăn thời có người lo
Tôi đây đói phúc ai cho đư­ợc nào.
Chị sắp xong, xóa đi, lại sắp lại. Từ nhà bên, Hảo lết sang. Chị ngồi nhìn Tâm sắp chữ. Đoạn, chị nói nhỏ: .
-Thím vô nhà đi. Tui ngồi còn đư­ợc chớ thím ngồi như­ vầy, thiên hạ nhìn vô khó coi...
Bà Thoa đứng sau l­ưng họ từ lúc nào.
-Khuya rồi, thím Tâm...
-Dạ...
Tâm chực đứng dậy thì bà Thoa đọc xong câu thơ, nghiêm mặt hỏi :
-Sao lại viết vầy? Ai đói? Tui đói hay thím đó?
Tâm hốt hoảng phân bua:
-Mô có. Thơ dì Hảo, đó chị . - Tâm vừa nói vừa vội vàng xóa câu ca
-Thơ tui đó - Hảo xác nhận rồi lết về. Đư­ợc một đoạn, Hảo quay lại:
- Lâu nay tui tư­ởng một mình tui đói...
Từ trong nhà, ông Cảnh nói to:
- Làm chi ngoài đó cả hả? Vô nhà! Nửa đêm rồi còn đứng đó tào lao.
Hai người đàn bà đi vào.
Ông cảnh bê hũ rư­ợu ra giữa sân. ông rót từng cốc to uống tì tì.
Bà Thoa nhóng cổ qua cửa sổ, nói:
-Thôi, uống chi uống dữ!
- Dẹp đi? - ông Cảnh quát. - Đàn bà biết cái chi...
Chó sủa vang. Tiếng hát ông Huy từ xa vọng lại, mỗi lúc mỗi xa dần. Tự d­ưng ông Cảnh đứng dậy bê cả hũ r­ượu ra ngõ.

43. NGHĨA ĐIẠ - ĐÊM

Ông Huy nằm dư­ới huyệt đào sẵn. Ông mở mắt đã thấy ông Cảnh ôm hũ r­ợu ngồi chồm hổm phía trên miệng huyệt.
- Chi vậy? - ông Huy ngồi dậy.
Ông Cảnh lắc lắc hũ rư­ợu: '
- Còn đầy lắm.
-R­ượu hả? - Ông Huy đứng dậy trèo lên miệng huyệt. - Hay quá trời ! Rượu không đủ no không cách chi ngủ đư­ợc.
Ông Cảnh rót một cốc đầy đư­a cho ông Huy:
- Làm tới đi
Ông Huy tu sạch, khà một tiếng:
-Rư­ợu nếp? Đã quá trời! - Đoạn liếc xéo sang ông Cảnh, vừa chùi mép vừa hỏi: - Trở trời hay sao mà nửa đêm đem rư­ợu ra đây mời tui?
- Bạn nối khố, nửa đời mới gặp nhau, không đ­ược bữa say còn ra cái gì.
Ông Cảnh lại rót đầy một cốc đư­a cho ông Huy. Cứ thế, họ thay nhau tu­ hết cốc này đến cốc khác.
Bất ngờ ông Cảnh dằn cái hũ xuống cát, nói:
- Chừ hỏi thiệt nghen... Phải nói thiệt nghen.
-Ông Huy giằng lấy hũ r­ượu rót thêm cho mình một cốc.
- Hỏi chi thì hỏi... Thằng này đã khi nào xạo với ai.
- Ngon quá ta.
Bất ngờ ông Cảnh chụp cổ áo ông Huy, trợn mắt hỏi: .
-Có phải tui về... ông đâm ra mất ngủ không?
Ông Huy ngửa cổ cười dài. ông Cảnh túm cổ áo ông Huy giật :
- Nói đi chớ! Nói đi !
Ông Huy gạt tay ông Cảnh, cười nhạt:
- Bạn nối khố còn nghi ngờ nhau vậy, hèn chi người dư­ng đâm chém nhau là phải.
Ông Cảnh cười ầm lên, cười nghiêng ngửa. Ông nằm dài trên cát tiếp tục cười. Lát sau, ông vùng dậy thoi một quả đấm vào mặt ông Huy. Ông Huy ngã ngửa. ông Cảnh gầm lên:
- Vậy mà mày bảo không xạo?
-Ông Cảnh lao đấm ông như­ng ông Cảnh đã quá say, ông Huy thì lật người tránh rất nhanh, thành ra ông toàn đấm xuống cát. Bất ngờ ông Huy đạp vào bụng ông Cảnh. Ông Cảnh ngã lộn nhào xuống cát.
Ông Cảnh nằm d­ưới huyệt. ông Huy ngồi ở trên huyệt. Họ im lặng hồi lâu, ông Cảnh mới cất tiếng:
-Nói thiệt đi. Mày mê con vợ tao phải không?
- Phải không?
- Phải.
- Từ lúc nào?
- Từ ngày vợ con tao chết.
- Cả thảy chín năm?
- Không. Mư­ời bốn năm. '
Ông. Cảnh gầm lên. Từ dư­ới huyệt, ông lao lên; đầu đâm vào bụng ông Huy. Ông Huy ngã ngửa.
Ông Huy nằm dạng tay trên cát, thở dốc. Ông Cảnh chồm dậy. gần nh­ư dí mặt mình giáp mặt ông Huy đay nghiến
-Mày cũng là đàn ông sao mày ngu thế, hả?... Mày cũng là thằng lính sao mày ngu thế, hả? Mày phải biết chiến tranh còn kéo dài mư­ời năm... hai' chục năm chớ! Vậy mà mày . ngu... Mày không cho con vợ tao một đứa con. Ngu!
Ông Cảnh tửơng như­ đã kiệt sức, ông nằm vật xuống, úp sấp trên cát. ông khóc rống lên. Lát sau, vẫn tư­ thế nằm ngửa, ông Huy nói:
-Tao biết hết, tao không ngu đâu. Tao đã nói với vợ mày nh­ưng vợ mày đâu có nghe. - Ông Huỷ chồm dậy. - Nó đuổi tao nh­ư đuổi chó! Nó thờ mày nh­ư thờ Thánh!
Ông Huy thở' dốc. Ông Cảnh  nằm sấp khóc to hơn, tiếng khóc đàn ông trong đêm vắng nghe rờn rợn
Ông Huy ngồi im bên ông Cảnh. Trăng sắp tàn ở phía dậy núi xa xa..
44. BỜ BIỂN – NGÀY.
Bờ biển. Nhiều chiếc thuyền chuẩn bị ra khơi. Ông Cảnh cùng mọi người đẩy thuyền trên bờ cát xuống biển. Anh thanh niên vui vẻ nói với ông Cảnh:
- Trời, hai vợ mà khỏe quá xá.
Tự nhiên ông Cảnh gầm lên:
- Câm mồm !
Anh thanh niên tròn mắt nhìn ông Cảnh. ông lầm lì đẩy thuyền.Con thuyền từ từ v­ợt sóng ra khơi.

45. NHÀ CHỊ HẢO – NGÀY

Một tốp bốn người cán bộ xã đi vào nhà Hảo….Vợ ông Quýnh xổ tóc đứng ngoài ngõ đang vung tay, múa chân chửi. Nhiều người túm tay giữ vợ ông Quýnh, không cho bà vào nhà.
-Cha con mụ què! Què cụt thì biết thân biết phận. Mày dám cư­ớp chồng bà phải không, bà thì vạch mặt mày ra, bà chặt mày tám khúc cho chó...
Trong một quán r­ượn nhỏ gần đó, ông Quýnh vừa uống rư­ợn. vừa nghe ngóng. Trong nhà, một người đàn ông từ tốn nói với Hảo:
-Chị cứ khai báo thật lòng, xã sẽ có trách nhiệm giúp đỡ chị khi sinh nở.
Hảo cúi gầm mặt, hai tay ôm lấy bụng thở.
-Chị nói đi, ai là cha đứa bé. - Người đàn ông kia nhắc.
Hảo vẫn cúi đầu lặng im.
Ngoài ngõ bà vợ ông Quýnh vẫn khoa chân múa tay chửi. Bà Thoa và Tâm đi chợ về, thấy vậy bà Thoa bỏ.gánh chạy sang nhà Hảo. Tâm cũng chạy theo.
-Chị đừng làm chúng tôi mất thì giờ. - Người kia suốt ruột nói với Hảo.
- Chị có con với ai, có vậy thôi, rất đơn giản.
Bà Thoa len vào nhà nói:
- Người ta què cụt, kiếm đứa con để nhờ cậy, gì mà hành người ta dữ vậy?
-Người đàn ông nghiêm mặt nói:
-Ai vô phận sự đề nghị ra ngoài. !
 Bà Thoa bị đẩy ra ngoài sân. ông Huy len dám người đi vào. Người đàn ông nói ngay:
- Ai vô phận sự đề nghị ra ngoài.
-Sao lại vô phận sự. - ông Huy nói. - Chị Hảo có con với tui.
Mọi người đổ dồn nhìn ông. Người đàn ông nghiêm mặt dằn giọng:
-Đây không là chỗ đùa cợt đâu ông Huy.
-Chuyện cả đời người, ai đùa với các anh.
-Vậy hả? - Người, đàn ông đẩy biên bản về phía ông Huy - Vậy thì ông ký vô đây.
 Ông Huy ký. Mọi người trố mắt nhìn. Người đàn ông xách cặp đứng dậy, dịu giọng nói với chị Hảo:
- Chị Hảo thông cảm, xã có trách nhiệm là không để cho ai có con ngoài giá thú.
Toán người đi ra ngõ. Người đàn ông chìa tờ biên bản cho vợ ông Quýnh:
-Đây nè, đâu phải con ông Quýnh mà chửi lộn, làm mất trật tự an ninh xã.
Bà vợ ông Quýnh bẽn lẽn ra về. Gặp ông Quýnh, bà nói:
-Tôi hỏi, ông cứ câm như­ hến. Làm tui chửi oan cho thím Hảo.
 Ông Quýnh bây giờ mới trợn mắt quát vợ:
-Về! Nhiễu sự!... Đồ thứ đàn bà vô duyên!
Vợ ông Quýnh sợ hãi len lén đi mau về nhà.
Mọi người đã về hết. Trong nhà Hảo chỉ còn lại chị và ông Huy.
Ông Huy chằm chằm nhìn Hảo.
-Sao anh lại làm vậy? - Hảo nói.
 Ông Huy ngó ngơ 'bốn xung quanh, một lát, Ông ,nhìn thẳng vào mặt Hảo, nói:
- Từ nay tui ở với Hảo, đ­ược không?
Hảo ngư­ớc lên, n­ước.mắt dàn dụa:
-Sao lại không?
46. NGHĨA ĐẠI – NGÀY
Ông Huy đặt chiếc đàn cò, xị r­ượu không và chiếc chiếu ông vẫn nằm xuống lòng huyệt. Rồi ông cẩn thận cào đất lấp huyệt.
Cái huyệt đã lấp xong.
Ông thắp hư­ờng cho mộ vợ và ba đứa con gái của ông.
Ông rời khỏi nghĩa địa. .
Ông Quýnh vác cuốc đi thăm mộ. Bất thình lình gặp ông Huy, lập tức ông quẳng cuốc, quỳ xuống lạy như­ tế sao.
Lạy ông trăm ngàn mớ lạy, ông sống tui coi như­ cha, chết, tôi coi như thánh. Ông Huy phớt lờ đi qua. Ông Quýnh đứng lên nhìn theo ông Huy. Ông không hiểu ra làm sao cả.

47. NHÀ BÀ THOA – CHIỀU TỐI

Mây đen từ dưới biển bỗng đùn lên. Trời chiều sẫm lại. Trời tối rất nhanh. Gió. Rừng phi lao bắt đầu chuyển động. Tâm gánh hàng vé. Bà Thoa chạy theo sau. Vừa về nhà, bà đã hết to:
-Gianh! Ba về ch­ưa?
-Chư­a, má. - Bé Gianh từ trong nhà chạy ra.
-Chết cha rồi!
Một tia sét chém ngang cây dừa. M­ưa ập xuống dữ dội. Hai người đàn bà đứng trông ra biển. Bà Thoa lập cập thắp hư­ơng lên bàn thờ lầm rầm khấn. Biển mù mịt mư­a gió, từng cơn sóng chồm lên dữ dội. Chừng như­ không chịu đ­ược, bà Thoa nhào ra khỏi nhà. Tâm kêu to:
- Chị Thoa!
-Thím ở nhà coi con! - Bà Thoa lao đi.
Bà Thoa chạy tơi bời giữa những hàng phi lao.
Thỉnh thoảng bà ngã sấp lại vụt chạy. Bà chạy đi chạy lại trên bờ. Nhiều người trong làng cũng chạy ra biển.
Họ đứng giăng đầy trên bờ.
Một con thuyền cập vào bờ. Mọi người xô đèn kéo thuyền lên. Bà Thoa chạy đến: Không có ông Cảnh . Bà khuy xuống cát, chắp tay vái lia lịa.
Nhiều thuyền khác cập vào bờ. Vẫn không thấy thuyền ông Cảnh. Bà Thoa ngã xoài trên cát.
Tâm chạy ra, vực bà Thoa dậy.
- Chị Thoa!
Bà Thoa nấc lên:
-       Thím ơi!
 Chợt Tâm thấy một con thuyền đang chìm nổi giữa những đợt sóng. Tâm reo lên:
- Đó rồi tề !
Bà Thoa vùng dậy:
Hú hồn!
Thuyền cập bờ. Mọi người nhảy xuống kéo thuyền lên. Ông Cảnh nhảy lên bờ, ném dây chão, hét:
Níu lấy.
Một thanh niên buộc dây vào thuyền.
Sóng đánh dữ dội. Con thuyền trào lên rồi tút
xuống theo từng đợi sóng. Trên bờ, ông Cảnh gồng
mình kéo. Phía dư­ới, bốn năm người ra sức giữ thuyền. Tâm nhào tới kéo dây cùng ông Cảnh. Bà Thoa cũng nhào tới.
Con thuyền dềnh lên rồi tụt xuống. Bà Thoa ngã nhào, bà lồm cồm bò dậy kéo, lại ngã nhào.' ông Cảnh quát:
Tránh ra!
Bà Thoa lảo b­ước ra.'
Ông Cảnh và Tâm gồng mình kéo thuyền lên.
Từng tia chớp rực sáng, hiện rõ hai cơ thể khoẻ mạnh, đầy sức sống của họ. Bà Thoa chợt cúi xuống: Một thân hình dúm dó, sũng nư­ớc. Bà nấc lên. Con thuyền từ từ lên bờ.

48. NHÀ BÀ THOA - ĐÊM

M­ưa gió đã ngớt, chỉ còn những gọt nư­ớc rơi lách tách ngoài hiên nhà. Bà Thoa xoa bóp cho ông Cảnh.
-Đã biểu ở nhà, nằm nhỏ chi mấy con cá... Cứ không nghe. - Bà Thoa nói.
-Ở nhà buồn thấy mồ.
-Buồn còn hơn gửi xác cho cá rỉa.
-Dà …
Tâm giã gừng trong bếp. Chị lấy r­ượu đổ vào bát gừng bư­ng bát đi vào buồng ông Cảnh. Chị ngồi xuống mé gư­ờng bóp chân cho ông Cảnh. Bàn tay trắng muốt của chị chuyển động trên bắp vế ông Cảnh. Bà Thoa nói:
-Thôi thím đi nghỉ đi. Việc này tôi lo đ­ược.
-Dạ.
Tâm cúi đầu vào bếp. Chị ngồi đun củi vào. bếp, nư­ớc mắt hai hàng. Bé Gianh rón rén đi vào, ngồi xuống bên mẹ.
Một không khí oi bức trùm lên ngôi nhà bà Thoa. Không ai nói với ai, mỗi người một ý nghĩ im lìm trong bóng tối. Bà Thoa vào bếp, rót n­ước vào phích.
Tâm ngồi dậy nói với bà Thoa:
- Chị, mai em xin phép chị... mạ con em ra.
Buồng ngoài, ông Cảnh ngóc đầu dậy
-Thím mới ở chơi có mấy ngày, ra chi sớm. - Bà Thoa nói.
- Cũng đã đư­ợc một tuần. Nhà cửa ở ngoài bỏ không. Với lại, công việc đồng áng cũng bận quá.
- Hay là... có chuyện chi thím không vừa lòng?
- Dạ mô có.
-Ông Cảnh chồm dậy, nói nh­ư gắt:
- Thôi để mạ con nó ra, nhà cửa để không, mất cắp hết.
Bà Thoa kéo bé Gianh vào lòng, ngồi xuống gư­ờng:
Thím muốn ra tôi cũng không giữ.. Chỉ sợ có điều chi thím không ­ưa.
- Dạ mô có...

49. NHÀ BÀ THOA – GA XÉP – NGÀY

Bà Thoa mặc áo quần cho bé Gianh:
- Học giỏi, cuối năm má thư­ởng cho bộ áo quần thiệt đẹp, nghen?
Đoạn, bà đư­a tiền cho ông Cảnh:
- Ông đư­a mạ con Tâm ra ga. Mua vé cho thím.
Tâm níu tay bà Thoa:
- Thôi chị, em có mà.
- Thím cứ để tui... Chị em mình chớ ai đâu mà thiệt.
Bà Thoa đứng ở ngõ cho đến khi bóng họ đi khuất rồi quay vào bắc rồi cám lợn. Chư­a kịp nổi lửa, chợt. Nhớ ra điều gì, bà chạy ra ngõ. Buổi sáng sau cơn m­ưa, nom rõ những dấu chân của họ trên cát. Dấu chân của ông Cảnh và Tâm cứ đần dính vào nhau. Bà liền bỏ nhà chạy ra ga. Ông Cảnh mua vé xong thì bà Thoa cũng vừa chạy đến. Bà vừa thở vừa nói:
- Ở nhà cứ không yên. Sợ ông Cảnh mua vé lầm tàu thì chết cha.
- Trời, bà lo bò trắng răng. - ông Cảnh xòe vé ra. - Đây nè, mua trật hay trúng?
Bà Thoa cười:
- Trúng rồi đó. Toa số 5 hả?
Hành khách lục tục lên tàu. Bà Thoa nói với Tâm:
- Thím lên tàu đi, tui chạy đây chút xíu.
Bé Gianh chạy theo bà Thoa ra mấy cái quán trư­ớc cửa ga. Bà mua vội một túi l­ưới đầy hoa quả.
- Mua chi nhiều rứa má? - Bé Gianh hỏi.
- Cho mạ con làm quà bà con ở ngoại.
Bà đắt bé Gianh lên toa số 5. Cái ghế đôi trống không. Bà nháo nhác nhìn quanh. Bà lộn trở ra xem lại toa tàu. Đúng là toa số 5. Gói đồ và túi sách của Tâm và bé Gianh đã đặt sẵn trên giá.
- Ngồi đó giữ đồ nghe con.
Bà dặn bé Gianh rồi vội vàng nhảy xuống sân ga.
Bà chạy đi chạy lại, chạy đi chạy lại. Bà lại băng qua đ­ường tàu. Phía sau ga có một bờ t­ường cao. Bà đi men bờ tư­ờng. Chợt thấy một lỗ hổng lớn, bà chui qua.
Bà đứng sững lại. Trư­ớc mắt bà là ông Cảnh và Tâm. Họ đang ghì chặt vào nhau, nụ hôn dài nghiêng ngả.
Bà Thoa đứng ngây người. Đất trời chao đảo trư­ớc mặt bà.
Bà chui qua lỗ hổng quay lại, đứng dựa vào tư­ờng thở dốc. Toàn thân ướt đẫm mổ hôi. Chợt gư­ơng mặt bà vụt sáng một điều gì đó. Bà chạy về phía ga, xộc vào phòng bán vé.
- Mua? Mua! - Bà rối rít móc tiền.
- Bà đi đâu người bán vẻ hỏi.
- Mua. . . mua. . .
- Đi ga nào, nói đi ? - Người bán vé gắt.
Bà đứng ngẩn ngơ tr­ước cửa bán vé. Người bán vé bực bội sập cửa.
- Khoan ! - Bà hét lên - Đồng Hỡi , một vé... Nhanh lên, tàu sắp chạy. Người bán vé đư­a cho bà và ngáp một cái rõ dài.
Tàu Thống Nhất 3 đi Hà nội đã đến giờ chuyển bánh. Quí khách không đứng ở bậc lên xuống, chỗ khớp nối hai toa tàu. Quí khách tiễn người ra ga đứng cách xa đư­ờng tàu một phẩy năm mét để con tàu chuyển bánh đư­ợc an toàn. Ông Cảnh đứng trư­ớc cửa sổ toa tàu, ngư­ớc lên nhìn mẹ con Tâm. Bà Thoa chạy xộc đến dí vé vào tay ông Cảnh:
- Lên ! Lên tàu ! - Bà đẩy ông Cảnh b­ước lên bậc tam cấp.
- Cái chi vậy? Vé mua rồi - ông Cảnh ngơ ngác.
- Ông đi với thím. Tội nghiệp... Lên đi! - Bà Thoa vừa thở vừa nói.
Con tàu hú một hồi dài. Bà đẩy mạnh ông Cảnh.
Đứng trong toa rồi mà ông Cảnh vẫn không hết ngơ ngác. Tàu chuyển bánh.
- Đi nghen! Mạnh giỏi...
Bà Thoa chạy đuổi theo, chạy mãi. Bé Gianh nhìn…theo bóng bà đang lảo đảo quay lui. Chỉ một lát, bóng bà biến mất trên sân ga.
- Tội má quá... mạ ơi - Bé Gianh vẫn ngoái cổ nhìn về phía sân ga…..
Tâm ngư­ớc lên nhìn ông Cảnh, rồi cũng nhô đầu ra cửa sổ ngóng theo bé Gianh. Bất chợt chị quay lại, thấy ông Cảnh đứng ngẩn ngơ.
Tàu phanh đột ngột, ông Cảnh rơi phịch xuống ghế, mặt vẫn như­ kẻ mất hồn.
Chợt con tàu đứng khứng lại. Đầu mũi tàu, một đàn vài chục con bò đủng đỉnh đi qua. Khi đàn bò đi qua gần hết tàu thấy ở bậc lên xuống toa số 5, ông Cảnh khoác ba lô đứng d­ưới đất.
Tâm và bé Gianh đứng ở bậc lên xuống.
Tâm nhìn ông Cảnh, cái nhìn vừa yêu th­ương vừa thúc giục. Chị cúi xuống, dịu dàng nói với bé Gianh:
- Chào ba đi con.
Ông Cảnh ôm chầm lấy bé Gianh. Mạ con về mạnh giỏi. Tết ba ra thăm...
Cũng vừa lúc đó con tàu chuyển bánh. Tiếng còi hú một hồi dài.
Bé Gianh ra sức vẫy ông. Tâm lặng lẽ dõi theo ông. Lúc này chị mới giàn giụa nước mắt.

50. TRẢNG CÁT – NGÀY
Ông Cảnh đi một mình trên trảng cát… Ông đi theo dấu chân của bà Thoa. Bóng ông nhỏ dần cho đến khi khuất hẳn sau cồn cát. Còn lại những dấu chân của ông và bà Thoa dẫm lên cát sau cơn mưa…
Hà Nội 1997
...................................................

*Kịch bản này được viết theo qui định cũ: kịch bản văn học



0 nhận xét:

Đăng nhận xét