Vì sao “Những mảnh đời đen trắng” không được đưa vào chương trình giáo dục ở Việt Nam?

Hiền Hồ/ Sinh viên đại học Berkeley- Mỹ


Kính thưa bác Lập,

  Sau khi đọc xong “Những mảnh đời đen trắng”, cháu tìm thấy sự đồng cảm với những số phận trong câu chuyện, nhận ra những lớp màu đen trắng đang tồn tại lẫn lộn trong xã hội Việt Nam.

Xã hội chủ nghĩa, như bác miêu tả, đã khiến con người trở nên vụ lợi, tham danh địa vị, đã và đang tạo ra lớp cán bộ nguyên tắc mẫu mực một cách rập khuôn như đại úy Thìn, những thế hệ nối tiếp sẵn sàng vì lợi ích cá nhân để đạp đổ những giá trị nhân văn tốt đẹp như Trần Hới.

 Đâu đó trong “Những mảnh đời đen trắng” còn là thân phận của người phụ nữ Việt, những số phận bi đát, những hạnh phúc bị vùi dập đến tận cùng của sự đau khổ như thím Hoa hay Thùy Linh.

 Ở xã hội ấy, thật khó để tìm thấy một hạnh phúc gia đình thật sự, một tình cảm bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm dù một chút nhỏ nhoi, bởi tư tưởng “lớn” của Đảng đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần và vật chất của con người. Ngòi bút của bác trong “Những mảnh đời đen trắng” mạnh mẽ như con thuyền vượt sóng giữa biển trời văn học Việt Nam vì chỉ có sự xông pha mới thức tỉnh những sự thật.

Vì sao “Những mảnh đời đen trắng” không được đưa vào chương trình giáo dục ở Việt Nam? Đó cũng chính là câu trả lời cho những mảnh vẽ lấp lánh tươi đẹp đã và đang được phơi bày ở đất nước này. Vậy phải chăng bác đang là một hoạ sĩ Tư với bao nhiêu khắc khoải, suy tư?

  Berkeley ngày 30 tháng 3 năm 201

0 nhận xét:

Đăng nhận xét