Cuộc trò chuyện thú vị với “Bọ Lập” về thế sự và văn chương

LÊ NHUNG  thực hiện
Hơn  20  năm  vắng  bóng  trên văn đàn Việt Nam vì những tai nạn liên tiếp tưởng như cướp đi sự sống của Nguyễn Quang Lập. Đùng một cái, những cuốn tạp văn Ký ức vụn, Bạn văn, Chuyện đời vớ vẩn…  lần lượt xuất bản khiến cái tên vốn đã nổi tiếng qua những kịch bản điện ảnh  Đời  cát,  Thung  lũng  hoang vắng…  lại được dịp “lên mây”.

Là một trong những nhà văn đầu tiên đưa “khẩu văn” vào các tác phẩm, Nguyễn Quang Lập đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ độc giả bởi tính tự nhiên, hóm hỉnh, chân thật của ông. Gần đây, ông cũng trở nên nổi  tiếng  hơn  qua  blog  quechoa.info với 20 triệu lượt truy cập sau 1 năm ra mắt. Đó có lẽ là những điều mà  nhà  văn,  nhà  viết  kịch, biên kịch Nguyễn Quang Lập chưa bao giờ nghĩ tới…

Nhân dịp tết đến, xuân về, chúng tôi  đã  có  buổi  trò  chuyện  cởi mở cùng nhà văn Nguyễn Quang Lập – Bọ Lập về thế sự và văn chương.


“Cái gì không ham thích thì đừng gắng rán sành ra mỡ”

Sự  thành  công  của Ký  ức  vụn, Bạn  văn,  Chuyện  đời  vớ  vẩn  của Nguyễn Quang Lập  gần  như  đánh dấu  “sự  trở  lại”  rất  ấn  tượng  của ông  sau 20 năm “gác bút văn” bởi nhiều biến cố trong cuộc sống. Đặc biệt hơn, ấn tượng của các tác phẩm trong 3 cuốn sách này lại bắt nguồn cảm hứng viết và trải lòng của ông về  những  chuyện  “vui  vui”  trên trang blog cá nhân quechoa.info. Theo Bọ Lập, khi viết những câu chuyện đó trên blog, ông không có ý nghĩ sẽ tập hợp để in sách. Mà lúc đó, “ông đồ gàn” xứ Nghệ, dịch giả Đoàn Tử Huyến  (Giám  đốc Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây) gợi ý cho ông in những bài viết trên blog ra vì theo ông Huyến thì những bài này rất hay và sẽ hấp dẫn người đọc. Không giấu  sự vui mừng, Bọ Lập chia sẻ: “Khi đó mình chả để ý gì tới, nhưng khi in ra thì sách bán chạy, trở thành best seller! Vào năm 2009 tôi thật sự bất ngờ vì mình viết theo loại văn khẩu văn, mình bịa ra loại  khẩu  văn  gọi  là  văn  nói,  cho nên mình cứ nghĩ người ta quen loại văn kia  rồi ai coi  loại văn này  làm gì! Không ngờ kể  cả những người bình  thường  hay  có  học  đều  rất thích thú!”.

PV: Sau Ký ức vụn, 2 cuốn sách tiếp  theo  là  Bạn  văn,  Chuyện  đời vớ vẩn của Bọ Lập trở nên hấp dẫn, thu hút bạn đọc ở mọi lứa tuổi như thế nhưng sao Bọ Lập vẫn “coi văn chương  chỉ  là  chơi,  viết  được  thì viết  chả  viết  thì  thôi,  không mấy quan tâm”.

NV  NQL:  Đơn  giản  là  vì  tôi nghĩ  cuộc đời nghĩ  cho  cùng  cũng là  cuộc  chơi, mình  chơi  nhiều  thứ trong đó có món văn. Đã là chơi thì mình không nên nghiêm trọng quá, thích  thì chơi không  thích  thì  thôi, nghĩ  thế  để  không  tạo  sức  ép  cho mình. Nghề gì cũng vậy, nếu mình không ham  thích  thì đứng có gắng rán  sành  ra mỡ, nghề văn  lại  càng không nên. Khi chơi mình phải biết mình là ai, tài mình đến đâu để tránh xa cái sự đẽo cày giữa đường hoặc tự sướng, tôi nói “người  khen  kẻ chê  cũng mặc kệ”  là ý vậy. Ở đây tôi  không  có  ý  coi  thường  sự  góp ý, nếu viết văn mà bỏ ngoài  tai  sự góp ý thì đừng nên viết văn, vì nếu vậy thì rất có thể rốt cuộc anh không vượt qua con số không, dù anh viết cả vạn trang sách.

PV: Đọc Ký ức vụn, Chuyện đời vớ  vẩn  khiến  nhiều  người  cười nghiêng  ngả  vì  cái  tục,  cái  thanh được hòa vào  làm một. Đó  là một cách xây dựng “chất văn” riêng của Bọ Lập hay một lý do nào không?


NV NQL: Trước đây tôi viết khá nghiêm ngắn và  cũng đã  thu được chút  ít  thành  công.  Nay  chán  thứ văn nghiêm ngắn đó  rồi,  tôi muốn tạo ra món khẩu văn, cố tình nói hóa trong văn, trong đó tôi vận dụng tối đa  văn  hóa  folklore  (văn  học  dân gian – PV). Đó là tôi cố tình làm như vậy. Chẳng ngờ được bạn đọc chấp nhận và khen ngợi, tôi rất mừng.

PV: Trả  lời phỏng vấn trên một tờ  báo,  Nguyễn  Quang  Lập  từng “tuyên bố” đối tượng của mình  là khán giả từ 25 tuổi trở lên và những người có văn hoá cao. Nhiều người cho  rằng Bọ Lập hơi kiêu ngạo và tự tin về tác phẩm của mình quá…

NV NQL: Không phải. Tôi nghĩ văn của tôi chỉ hợp với những ai đã từng trải trong cuộc sống, cả văn hóa lẫn kinh nghiệm sống. Cũng chẳng riêng  gì  tôi,  văn  của  người  đứng tuổi đều như vậy cả. Tôi không nhớ tôi đã nói văn tôi chỉ hợp với “người có văn hóa cao” khi nào? Nếu có thì tôi xin lỗi mọi người, tôi hoàn toàn không nghĩ như vậy.


PV: Những người quen biết với Nguyễn  Quang  Lập  đều  có  nhận xét, ông là một người không muốn “nổi lên”, càng không muốn nhận bất kì cái nhất nào người đời  trao tặng mà  chỉ  thích “lửng  lơ  con  cá vàng”. Sao ông  lại chọn cho mình cách nghĩ, hành động như thế?

NV NQL: Đó  là  do  cuộc  sống xứ  này  dạy  tôi,  để  tránh  các  loại củ đậu bay của đố kị  thì nên  tránh luôn mọi cái nhất kia. Tránh ở đây không có nghĩa chối bỏ, nếu có thì tôi cũng nhận, có điều tôi chỉ coi đó là chút may mắn trên đường đời mà thôi, không coi nó là cái gì thật quan trọng,  càng  không  lấy  đó  để  khoe mẽ, để vênh váo. Nhược bằng nếu không có cũng chẳng sao, không bao giờ tôi đau khổ hay giận dữ. Chỉ cần mình biết mình đang ở đâu là được rồi. Năm tôi 17 tuổi khi tôi trượt học sinh giỏi tỉnh cả văn lẫn toán, tôi đã khóc. Ba tôi nói: “Con nên khóc vì đã  không  vượt  được  chính  mình, đừng khóc vì chuyện hơn  thua với người khác”. Lời dạy của ba tôi theo tôi cho đến tận bây giờ.
“Văn chương không phải là chỗ để mua vui, dạy dỗ hay khoe mẽ”


Đọc những tác phẩm của Nguyễn Quang Lập, ai cũng biết, những thứ hiện hữu có thể nhìn thấy trên trang sách  không  đơn giản  chỉ  là  tiếng cười buông  lơi. Đọc  tác phẩm  của ông, chúng ta thấy hiện hiển những bà  bán  nước  trước  cổng  viện Văn học, anh cu Cá chuyên nghề  lượm xác hay những nghệ sĩ có tiếng như  Trần  Tiến,  như  Hoàng  Phủ  Ngọc Tường, như Phạm Xuân Nguyên… cuối  cùng  đều  rất  người, đều rất sống  động. Họ  hiện  lên  trong  văn của Nguyễn Quang  Lập  đầy  công bằng, với những thói hư, tật xấu và sự  đáng  yêu  cũng  như  kính  trọng mà không phân biệt chỗ đứng trong cuộc đời.

Chẳng  thế mà  khi  nhận  xét  về Nguyễn Quang Lập,  PGS.TS TrầnNgọc  Vương  đã  nói:  “Sống  bằng cảm xúc hướng thượng rất mệt mỏi, đến lúc nào đó chúng ta phải đi bằng hai chân trên mặt đất với tất cả sắc thái đa chiều cuộc sống”. Những lời phát biểu này của TS Vương người ta thấy đúng quá về Nguyễn Quang Lập.  Ông  sống  thẳng,  nói  thẳng. Nhiều  người  bảo  đó  là  tính  cách riêng của Bọ Lập, người lại bảo do ông chán đời, mất niềm  tin vào xã hội mà “cái gì cũng bốc  thơm cho nhau,  cho  mình”.  Còn  với  mình, ông bảo: “Nếu tôi mất niềm tin vào cuộc  sống  thì  tôi  không  viết  nổi, cũng  không  sống  nổi.  Nhưng  quả thật  sống  trong  thế  giới  bốc  thơm nhau và tự bốc thơm mình nhiều khi rất mệt mỏi và chán ngán”.

PV: Phải chăng bởi những điều đó, khi đọc những tác phẩm của Bọ Lập,  ngoài  những  tiếng  cười  vui, hóm hỉnh hiện hữu  trước mắt  thì đằng sau đó còn là bao nhiêu điều day  dứt,  suy  nghĩ  và  đau  xót. Đó phải  chăng  là  cảm  nhận  của  ông với  cuộc  sống,  với  thực  tại,  một con  người  từng  trải  hơn  nửa  đời người?


NV NQL: Tôi  nghĩ  viết  văn  là để  chia  sẻ  với  mọi  người  về  một điều gì đó, “day dứt,  suy nghĩ và đau xót” là những gì tôi muốn chia sẻ  với mọi  người.  Càng  già,  càng từng  trải  người  ta  càng muốn  chia sẻ. Khi Nguyễn Du nói “ Mua vui cũng  được một  vài  trống  canh”  là ông khiêm nhường nói vậy thôi, văn chương không phải  là  chỗ để mua vui, dạy dỗ hay khoe mẽ.

“Thế hệ nào cũng lắm kẻ hoang tưởng Về sự đa tài của mình cả”

Gần đây, giới văn đàn xôn xao, bình  luận  và  bàn  tán  những  “nhà văn” mà chưa có một tác phẩm nào gọi là Văn. Những điều đó cho thấy, được  trở  thành  Hội  viên  Hội  nhà văn, hay  trở  thành Nhà văn không còn  là  sự mong mỏi,  cố  gắng  của các văn sĩ chân chính.

Cũng  có  người  có  ý  kiến  rằng, trong  bối  cảnh  tình  hình  xuất  bản như hiện nay, rõ ràng việc qui định một người muốn gia nhập Hội Nhà văn cần phải có hai đầu sách đã  là điều “nhỏ như con thỏ”. Phải chăng, những việc này khiến chúng ta “bội thực” về tác phẩm của các nhà văn, nhà  thơ…?  Quá  nhiều  cuốn  sách kém chất lượng được xuất bản, quá nhiều  danh  thiếp  giới  thiệu  là  nhà văn,  nhà  thơ  và  đủ  “các  loại  nhà” được phân phát?

PV: Tôi thấy hiện nay, cái danh gắn với chữ  “sĩ” hình  như quá  rẻ rúng. Có người chỉ một  tác phẩm văn học cũng gọi là nhà văn, một bài  thơ  cũng  gọi  là  nhà  thơ, một bài hát cũng gọi  là ca sĩ, viết một vở kịch cũng gọi là Nhà viết kịch Với Nguyễn Quang Lập, với hơn nửa đời trong nghề, ông nghĩ gì về những việc đó?

PV:  Tôi  thấy  bây  giờ  các  văn, nghệ  sĩ  lên  báo  chí,  truyền  hình toàn  nói  chuyện  về  nghề,  về  tình yêu nghề, sự khổ luyện,… mà tuyệt không  thấy  ai  nói  chuyện  đứng đắn,  nghiêm  chỉnh  về  đồng  tiền. Không biết vấn đề này với Nguyễn Quang Lập thì như thế nào?

NV NQL: Tôi cũng thấy vậy và cũng thấy buồn cười. Như người ta vẫn nói,  thiếu cái gì hay nói về cái ấy, hi hi. Có lẽ cũng nên thông cảm, chúng ta chưa quen với cái gọi là thị trường văn hóa, và cũng chưa quen ứng  xử  với  đồng  tiền. Cũng  có  lý do thói sĩ diện hão, một tật xấu của người Việt. Nói  đến  tiền  người  ta hay xấu hổ là vì lẽ đó.

tiền bạc là số 1!

Ngoài một tâm hồn “lãng mạn”, phóng khoáng mang phong cách”X-man”  thì Nguyễn Quang Lập cũng bao nhiều điều trăn trở. Trải lòng về công việc, nghề văn, nghề báo, viết kịch,  về  gia  đình  ông  cũng  không thoát  khỏi  những  điều  trăn  trở  về cuộc sống…


PV: Trong những năm gần đây, chúng  ta  đang  quan  tâm  nhiều đến văn hóa của giới trẻ. Có người đã  không  ngần  ngại  chỉ  ra  rằng: Giới trẻ đang phải đối mặt với một cuộc xâm  lăng văn hóa  tạp  lai. Là một nhà văn ông suy nghĩ thế nào về  những  nhận  định  này?  Chúng ta cần  làm gì để  tránh những hậu họa?

NV NQL: Tôi nghĩ cũng không nên  lo  lắng quá. Thời nào  thì cũng có  những  lo  lắng  về  “văn  hóa  tạp lai” của giới trẻ nhưng rốt cuộc giới trẻ tự điều chỉnh được tuốt. Đến lượt họ khi lớn tuổi lại lo lắng cho lớp trẻ tiếp theo, hi hi. Cần thiết phải nhắc nhở  giới  trẻ,  đừng  để  họ  sa  đà  về mấy món văn hóa hoa hòe hoa sói mà  ta  hay  gọi  là  văn  hóa  tiểu  thị dân, nhưng đừng quá  lo  lắng. Đến một lúc nào đó, khi vốn sống và văn hóa đến độ chín thì tự khắc họ nhận ra mấy  thứ mình  văn  hóa  đua  đòi thật vô bổ và ngớ ngẩn. Khi đó họ sẽ có cách tự điều chỉnh.

PV: Ông  đã  bao  giờ  từ  bỏ một khoản  tiền  lớn  để  làm  việc mình thích? Hay từ chối một khoản tiền lớn mà từ bỏ việc làm mình không thích chưa? Với ông, có bao giờ có sự dằn vặt giữa  tiền bạc  (để mưu sinh) và cái tâm (yêu nghề)?

NV  NQL:  Cả  hai  trường  hợp đều  chưa  xảy  ra. Nhưng  tôi mong cả  hai  xảy  ra  với  tôi một  lần. Đối với tôi yêu nghề là lẽ đương nhiên, nếu không yêu nghề  thì đừng hành nghề,  tìm  nghề  khác mà  làm. Thế gian có bao nhiêu nghề,  tại  sao cứ đeo  lấy  cái  nghề  mà  mình  không yêu?  Vấn  đề  là  làm  sao  vừa  làm điều mình  thích vừa có  thể nhờ đó mà sống tốt, đấy là điều lắm khi làm tôi rất trăn trở.

PV: Người ta quan niệm: Chính trị, Tiền bạc  (của cải, vật chất) và Văn hóa là ba thứ quyền lực có ảnh hưởng  nhất  đến  con  người,  đời sống và xã hội. Với nhà văn Nguyễn Quang Lập thì như thế nào?

NV NQL: Đối với tôi tiền bạc là số 1, văn hóa là số 2. Còn chính trị chỉ  là  trách nhiệm  công dân, mình không  quan  tâm  không  được,  nó không phải sở thích của tôi.


 PV Nhà văn nghĩ thế nào về cái danh?

NV NQL: Tôi nghĩ cái danh chỉ có thực khi được bạn đọc hay khán giả  thừa  nhận,  còn  những  phẩm hàm chỉ  là hư danh. Chỉ những kẻ bất tài không thể có thực danh mới thích  hư  danh, xưa nay đều thế cả. Họ là những kẻ đáng thương, người  đời  khinh bỉ họ mà họ không biết.

PV:  Dường như xu thế các “nghệ  sĩ” hiện nay đều “xác định” mình phải đa tài thì phải. Có người làm bác sĩ nhưng cũng  muốn thành nhà văn, nhà thơ; người  làm báo cũng phải muốn thành họa sĩ, nhạc sĩ; người mẫu, diên viên điện ảnh cũng phải muốn mình  thành  ca  sĩ,  văn  sĩ… Bọ Lập suy nghĩ như thế nào?


NV NQL: Tôi nghĩ nếu người ta thích  thì  sự  tìm  kiếm  tài  năng  của mình  ở  các  lĩnh  vực  khác  nhau  là chuyện bình thường. Nhiều nhà văn, trong đó có tôi, thoạt kì thủy đâu có theo nghề văn. Nhưng nếu cố chứng tỏ mình đa tài thì thật dại dột, đó là cách nhanh nhất để hủy hoại tương lai  của mình. Không  phải  bây  giờ mới có “phong trào” đa tài như bạn nói  đâu,  và  cũng  chẳng  có  cái  gọi là  “phong  trào”.  Thế  hệ  nào  cũng lắm  kẻ  hoang  tưởng  về  sự  đa  tài của mình cả. Tôi có quen khá nhiều người  cùng  tuổi,  họ  vừa  tướng  tá vừa tiến sĩ giáo sư, vừa làm triết viết nhạc vừa viết văn làm thơ, viết kịch bản…  nhưng  cuối  đời  nhìn  lại  họ không  thu nổi một cái gì vượt quá con số không. Thật đáng thương.

PV:  Là một  nhà  văn,  nhà  viết kịch, biên kịch, ông nhìn nhận như thế nào về những tác phẩm văn học Việt Nam đương đại hiện nay? Sự khác biệt  lớn nhất của thế hệ nhà văn như Nguyễn Quang Lập với thế hệ nhà văn trẻ hiện nay là gì?

NV NQL: Tôi không  rõ   ý bạn “hiện  nay”  là  thế  nào,  nếu  “hiện nay” là khoảng chục năm trở lại đây thì  quả  thật  rất  đáng  buồn. Những nhà văn già thì vẫn sấp mặt cày bừa trên  thửa  ruộng  cũ mèm  đã  hoang hóa  của  mình,  không  chịu  ngước lên  xem  thế  giới  đã  đổi  thay  như thế nào. Còn các nhà văn trẻ thì quá chuộng hình thức, ra sức tìm tòi các hình thức thể hiện mà ít chú ý gì lắm đến cuộc sống đang diễn ra như thế nào. Tôi nghĩ  giữa thế hệ chúng tôi (và lớp trước nữa) với thế hệ trẻ bây giờ có lẽ có một sự khác biệt sâu sắc nhất, ấy là vị đắng và nỗi đau, khác nhau nhiều lắm.

in  cảm  ơn  nhà  văn  Nguyễn Quang Lập về buổi  trò chuyện  rất thẳng thắn và thú vị này. Kính chúc ông sang một năm mới sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công.
  

Lê Nhung (thực hiện)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét