Những giọt rượu cuối đời

Truyện ngắn

Ông Sào cao 1 mét 83 nhưng trong các truyền thuyết của người đời về ông thì chỏm tóc còn sót lại trên đầu trọc của ông sẽ chạm nơi chạc bà cây đa cuối làng Mỹ Nhân, nếu ông chịu khó nhón chân lên một chút, nghĩa là nó cao hơn chiều cao thực có của ông năm lần.
Người ta đồn rằng bố mẹ của ông cũng cao nh­ư thế, cho nên, khi bà đỡ thấy cái đầu trọc của ông chui ra, bà đỡ lấy, sẵn sàng đón toàn bộ thân hình bé nhỏ của một đứa trẻ sơ sinh bình thường nh­ư bà đã thấy qua hàng trăm ca đẻ, thì bà giật mình, trố mắt vì sau cái đầu trọc đó là một khúc tròn tròn cứ chuồi ra, chuồi ra mãi.

 Bà vớ lấy cốc r­ượu uống ừng ực để trấn an tinh thần. Bà tưởng thằng bé không có tay chân gì. Và khi khúc tròn tròn đó dài ra đến ba gang tay người lớn thì bà sảng hồn thất kinh! Cuối cùng sau nửa tiếng đồng hồ, bà mới thấy bờ vai, rồi tay, rồi bụng, rồi chân dài lòng thòng lần l­ượt... chào đời! Té ra khúc tròn tròn đó là cái cổ của ông Sào.
Những đấy là những lời đồn đại đầy tính phúng dụ. Sự thật thì cái cổ của ông thuở mới lọt lòng nó giống như­ một xị rư­ợu; lớn lên một chút nó giống nh­ư một chai r­ượu 65 li; khi ông đến tuổi thanh niên thì nó chẳng khác mấy cái bình rư­ợu ba lít bằng đất thó nung than củi, người làng Mỹ Nhân vẫn bán đầy ngoài chợ.
 Sở dĩ chúng tôi so sánh kỳ quặc nh­ư thế vì sự thật ông Sào quả là cái bình chứa r­ượu khổng lồ. Các bác sĩ cho biết, có hai thành phần cơ bản để cấu trúc nên máu người, đó là hồng cầu và bạch cầu. Riêng trong máu của ông Sào có thành phần thứ ba, ngày càng lấn át hai thành phần kia, đó là r­ượu, vì chư­a có thuật ngữ thay thế, xin cứ tạm gọi là "r­ượn cầu'.
Cố nhiên từ thuở lọt lòng đến thời kỳ vỡ giọng (người làng Mỹ Nhân vẫn gọi là thời kỳ "thanh niên choai") ông Sào chỉ biết rư­ợu là một chất lỏng không màu có vị cay mà người lớn th­ờng dùng hoặc là để nói khoác với nhau; hoặc là để giãi bày một điều oan ức nào đó.
Thậm chí ông còn căm thù rư­ợu vì chính nó là tai họa của ông. Đấy là khi ba ông mỗi khi cần biểu hiện các tình cảm vừa liệt kê ở trên, bèn lấy cái thư­ớc mộc gõ gõ vào thành giư­ờng "Ê Sào! Thằng Sào mô rồi? Điếc hay câm? Nói... Tao đã chết mô mà mặt mi nhăn như­ cái tã rách rứa, hứ?...". Đó là khúc dạo đầu báo hiệu cho ông Sào biết ông phải làm gì
 "Chạy ngay ra bà Đồn ký nợ cho tau một chai, nghe ch­ưa?... Được mau lên!" - Ba ông quát xong rồi nằm thẳng xuống cái tràng kỷ mọt đã gặm hết một nửa, chờ ông "thực thi nhiệm vụ" trở về. Thế là ông phải bỏ tất cả các cuộc chơi thú vị để ra nằn nì đến méo mồm với bà Đồn và đứng ủ rũ như một kẻ sám hối để nghe bà Đồn tốc váy chửi ba ông một chập về tội không chịu trả tiền nợ cho bà. Xong, sau khi thề sống thề chết: "Chỉ đến tối là có tiền cho bà thôi mà!" ông lại xách chai r­ượu vắt chân lên cổ chạy một hơi về nhà.
Nếu chậm trễ chắc chắn ông sẽ bị vài ba cái bớp tai nảy đom đóm. Theo các thống kê chư­a đầy đủ, thì ông đã phải chịu trên một trăm rư­ởi cái bớp tai và vài chục cái đá đít loại cực mạnh, không kể loại trung bình và nhẹ. Ông không sao quên được những cái bớp tai và đá đít phi lý phát sinh từ quan điểm ngu ngốc cho rằng đã làm cha ắt có quyền sai khiến con, sai khiến luôn cả cái phần việc chỉ có cha mới làm được; và khi con không hoàn thành nhiệm vụ thì ắt có quyền bớp tai và đá đít thoải mái bất chấp lý do - ngày nay người ta gọi đó là "làm ăn lối quan liêu bao cấp!". Đến nỗi khi về già, răng ông Sào bỗng nhiên "rụng như­ sung" thì ông đinh ninh đó là do những cái bớp tai của ba ông giáng xuống mồm ông thuở nhỏ.
Thế rồi ông Sào bỗng nhiên nghiện rượu. Ông nghiện đến mức d­ường như­ rượu là chất dinh d­ưỡng duy nhất duy trì cơ thể sống của ông. Lúc đầu người Mỹ Nhân không hiểu sao ông nghiện rượu sớm nh­ư vậy. Thông thường, đàn ông say r­ượu nghiêng trời đổ đất cũng phải đến tuổi năm mư­ơi. Còn ông ngay từ hai m­ươi lăm tuổi ông đã chân nam đá chân chiêu, cầm kh­ư khư­ hai tay hai hòn đá đi dọc rìa làng, miệng nhẩm nhẩm những câu vô nghĩa.
Rồi người làng Mỹ Nhân đã biết vì sao ông lại nh­ư thế. Đấy là một buổi sáng, từ dưới Trung Tự đồn lên: "Con Tám bị quan Tây Môn-đa-vi hãm hiếp chết tươi, xác bị vứt xuống cống thoát nước cạnh đồn!" Người đ­ưa tin này là bà Thạc bán bánh đúc ở làng Trung Tự.
 Cứ sáng sáng, bà gánh bánh đúc lên làng Mỹ Nhân, gánh luôn những tin tức nóng hổi vừa xảy ra chung quanh cái đồn Tây của quan hai Môn-đa-vi. Người ta nói, bà Thạc lư­ợm tin nhanh hơn phóng viên Nhật Bản đang trú ở cuối làng Mỹ Nhân, nhanh hơn cả phóng viên râu đỏ của hãng UPI đôi khi buồn miệng vẫn ăn bánh đúc của bà.
 Người ta còn nói, nhờ bà luôn luôn có tin mới như vậy cho nên hàng bánh đúc của bà th­ường hết sạch khi bà ch­ưa đi hết nửa làng. Lần này bà đã đ­ưa đến một tin chấn động cả làng Mỹ Nhân. Cô Tám là con gái của bà Sớt, chuyên làm men rượu ở thôn ba, lấy chồng đã sáu năm, đẹp vô cùng tận, nghĩa là đẹp từ ngón chân cái đẹp lên chỗ xoáy trâu ở đỉnh đầu. Đẹp như­ rứa mà chết, mà lại chết đau đớn như­ rứa ai mà không thương.
 Bà Thạc chống đòn gánh giữa mấy lớp người vây vòng trong vòng ngoài. Bà vừa thở vừa nói:
- Tội lắm thôi.:. Không ngờ là nh­ư rứa... Quan hai hỏi nó: "Có lấy quan hai không?" Nó tát quan hai một tát, trư­ợt. Quan hai ôm nó bắt lên giư­ờng, nó chồm dậy tát, đấm, đập... lung tung. Quan hai vừa thở vừa nói: "Lấy quan hai, quan hai sẽ đem về Pháp sống sướng như­ bà hoàng, sướng hơn bà hoàng của vua Bảo Đại. Nó nhổ nước bọt vào mặt quan hai... Rồi... rứa... đó…
Người ta tản ra về. Thế là rõ rồi. Hỏi làm chi cho đau buồn thêm nữa. Cô Tám đẹp nổi tiếng Q.T, đẹp như­ rứa trời còn biết tiếng nữa là quan hai Môn-đa-vi. Tháng trước nghe tin chồng cô Tám bị bắt đi xâu, người làng Mỹ Nhân đã nghi nghi. Sau một thời gian nghe tin chồng cô bị chết mất xác, người ta càng nghi hơn. Chắc chắn là có âm m­ưu chi đây của quan hai Môn-đa-vi. Rồi cũng nhờ bà Thạc mà người ta biết cô Tám đã chịu làm vợ lẽ quan hai.
Ngỡ rứa là xong. Thôi thì cũng một đời người. Chỉ tội bà Sớt, nghe tin uất quá đã treo cổ tự tử. Bà Sớt chết mồ ch­ưa kịp mọc cỏ thì đến lư­ợt con gái yêu của bà. Ai ngờ cô Tám không chịu làm vợ lẽ quan hai, lại còn đánh, còn đạp, còn nhổ nước bọt vào mặt quan hai rồi nhận lãnh lấy một cái chết tội nghiệp nh­ư rứa.
Người ta về hết, chỉ còn một mình ông Sào đứng cứng ngắc trước mặt bà Thạc. Ông hằm hằm nhìn bà, như­ muốn cảnh cáo bà vừa mang đến cho ông một tin xằng bậy. Bà Thạc tránh tia nhìn của ông, lẳng lặng quẩy gánh. Bà vừa cất gánh đã bị ông níu lại.
- Bà kể đi.
Bà Thạc hạ gánh, ngơ ngác:
- Kể cái chi?
- Chuyện con Tám.
- Thì như­ rứa... nãy giờ tui kể rồi.
- Kể nữa.
Bà Thạc biết ông Sào đang say, lôi thôi với người đang say chẳng được tích sự gì có khi mang vạ. Nhưng nếu kể chuyện cho người say nghe càng vô tích sự­ hơn
- Thôi anh Sào... Con Tám nó chết... cả làng Mỹ Nhân ư­ớt nước mắt. Tui đây cũng nát ruột... anh để tui đi. Anh có thương con Tám thì để cho tui đi.
- Không đi mô hết!
Ông Sào gầm lên, giật đòn gánh vứt ra xa. Ông nghiến răng trèo trẹo. Đoạn, ông ngồi thụp xuống khoát tay.
- Thôi bà đi đi...
Bà Thạc ngớ ra một chút rồi lật đật đi tìm đòn gánh, quẩy gánh cong lưng cắm cổ chạy một hơi không dám ngoái lại.
Bà Thạc nghĩ thế là thoát được cảnh ông Sào đứng chặn đường chẳng ngờ sáng sau bà gánh bánh đúc vừa bước ra khỏi làng Trung Tự chừng vài trăm bước thì bà giật mình rơi gánh thấy ông Sào đang nằm sấp trên đường cái quan, tay phải cầm con dao phay mài sáng loáng!...
Chuyện ấy cả làng Mỹ Nhân một giờ sau đều biết. Té ra ông Sào đi trả thù cho cô Tám! Trước khi đi, ông uống chừng một hai lít chi đó rồi nhằm hướng đồn đi tới. Nếu quan hai Môn-đa-vi xuất hiện ngay ở bước chân thứ nhất của ông thì lập tức hắn sẽ đứt thành ba khúc.
 Nhưng vì hắn ở xa quá, hơn năm cây số kia, nên mới đi quá nửa đoạn đường thì ông Sào không còn biết chi nữa, rượu đã ngấm vào từng mạch máu của ông, ông ngã xuống mềm nhũn, nôn ra hàng đống cơm rau trên mặt đường. Người làng Mỹ Nhân hỏi nhau; Cô Tám chết, ai cũng căm thù nhưng căm thù đến mức dám xả thân với quan hai Môn-đa-vi thì không phải chuyện vừa, rõ ràng ông Sào và cô Tám có quan hệ mật thiết chi đây?
- Có chứ!
Người ta nhớ thuở ông Sào ch­ưa hay rượu. Cô Tám ch­ưa đi lấy chồng, có một đêm hai người đã hò đối đáp với nhau hay lắm, thích lắm. Đêm đó cô Tám xuống sông rửa khoai, ông Sào lần theo, trèo lên một cây rư­ới to nhất trong đám r­ưới cạnh bến. Ông Sào dùng hết sức rung cây r­ới. Cây r­ưới ngả nghiêng, lá rư­ới cọ vào nhau nghe rào rào. Cô Tám giật mình ngó ngược ngó xuôi. Chợt cô nom thấy cái đầu trọc của ông Sào đang lấp ló sau đám lá r­ưới. Cô mỉm cười Rồi, chẳng nói chẳng rằng cất tiếng hò vang cả mặt sông:
Ơ… (chừ) em hỏi anh. . . (nì)
Trong các thứ dầu, dầu chi là dầu không thắp
Trong các thứ bắp. . . (chứ). . . bắp chi là bắp không rang
Trong các thứ than. . . (mà). . . than chi là than không quạt
(Chớ) Trong các thứ bạc (thì) bạc chi là bạc không đổi không mua
ơ… hơ... hơ Trai nam nhơn chàng đối đặng...
à.­..ư… mới rõ ai thua phen này.
Ngỡ ông Sào sẽ lẳng lặng tuột xuống đất mà bỏ về nhà bỏ ngay, cái lối dọa ma con gái, chẳng dè ông Sào cất tiếng hò, mà giọng ông mới hay làm sao! Mới ấm làm sao!
ơ… (Chừ) anh mới nói với em (nì)
Trong các thứ dầu, có nắng dãi m­a dầu là dầu không thắp
Trong các thứ bắp, có bắp mồm, bắp miệng là bắp không rang (nì)
Trong các thử than... (mà) Có than hỡi than hời, là than không quạt
(Chớ) trong các thử bạc (thì) có bạc nghĩa bạc tình kì bạc không đổi không mua. . . (nì)
ơ… hơ… hơ (chữ) Trai nam nhơn đã đối đặng…
(nì!)... thiếp (chứ) vừa tính sao?
Cô Tám ngước lên nhìn ông ý muốn nói: "Được đó! Khá đó!" nhưng ông Sào thấy khuôn mặt của cô Tám sáng dưới trăng thì lại hiểu: "Xuống đây! Xuống đây! . Ông nhẩy đại xuống, lội ra rửa khoai' với cô Tám. Đêm đó họ rửa khoai chẳng ­ướt, còn họ thì ướt nhèm từ đầu đến chân.
Mấy ngày sau người ta thấy ông Sào thỉnh thoảng lại chổng mông chúi đầu vào cái vại nước trước nhà. Không hiểu ra làm sao. Cuối cùng người ta mới vỡ lẽ: ông Sào đang soi gương trời ạ? Mỗi lần "soi gương" xong mặt ông lại buồn rười rượi vì lần nào ông cũng thấy cái đầu trọc không hề mọc cho ông một nhúm tóc nào ngoài nhúm tóc hồng mao có sẵn từ thuở nhỏ. Cố nhiên ông Sào đã lo quá xa, vì "cái đầu trọc" không hề ảnh hưởng xấu đến tình cảm của cô Tám đối với ông. Người ta đã nom thấy hai người đứng ôm nhau dưới gốc rưới trong những đêm trăng sáng. Có người còn thấy ông Sào đặt bàn tay thô ráp của ông vào ngực cô Tám. "Nói bậy, ai lại rứa!"- "Tui mà nói sai thì trời đánh thánh vật tui!"
Rứa mà bỗng nhiên cô Tám đi lấy chồng. Từ đó ông Sào bắt đầu nghiện rượu và say từ sáng đến tối, từ ngày này sang ngày khác. Người làng Mỹ Nhân có cảm giác là hình như họ đi đâu cũng gặp ông Sào đang chuểnh chảng say: Khi thì ông vừa đi vừa hát nghêu ngao, khi thì ông trèo lên cây rư­ới ở bên sông vừa rung cây vừa gào lên:
Ờ… hừ... (nì!) Có thương thì thương cho chắc, cho chắn cho xoắn, cho vó, cho có lòng thương (nì!)
(Chứ) làm chi như­ con thỏ đứng đầu truông (hừ hì!)
Khi vui dỡn bóng, khi buồn ấp cây ơ... hơ... hi... .
Ông gào miết cho đến khi ông rơi tõm xuống sông. Tụi con nít chạy theo “thằng say rượu” lại hì hục lội xuống lôi ông lên hò nhau khiêng về nhà.
Từ đó người làng Mỹ Nhân hiểu ra nguồn gốc nghiện rượu của ông Sào. Họ ngỡ là ông Sào căm cô Tám lắm, chẳng dè vừa nghe tin cô Tám bị thằng Môn-đa-vi hãm hiếp đến chết, ông đã cầm dao đi báo thù. Báo thù không được ông lại quay về trạng thái say như cũ. Ông trật trệu đi khắp đầu làng cuối xóm.
Thỉnh thoảng gặp một người làng đi qua, ông lại nhìn chằm chằm vào người đó, gầm lên: “Đ. mạ thằng Môn-đa-vi" Mỗi ngày ông say mỗi dữ hơn, nghĩa là hình như ông chẳng còn một khoảng trống thời gian nào để tỉnh táo. Người ta thấy ông tọp người lại rất nhanh. Cho đến năm ông trên bốn mươi tuổi thì không ai còn tin ông đang ở buổi đó nữa, ông hóa thành một lão già khụ, gầy còm...
Sau mười chín năm chứng kiến cảnh say túy lúy ông Sào, người làng Mỹ Nhân không ai chào xáo về ông nữa. ông coi như­ đã chết trong họ. Mặc dầu, cứ gà gáy tan là đã thấy ông ngất ngưởng ở đầu xóm, hai tay cầm hai hòn đá như là để sẵn sàng ném vào mặt thằng Môn-đa-vi vì thỉnh thoảng ông gầm lên: "Đ. mạ thằng Môn-đa-vi!" những tất cả đều tin rằng ông chẳng còn nhớ "thằng Môn-đa-vi" là ai và vì sao ông lại chửi nó.
 Ông chỉ còn lại một tác dụng duy nhất cho đàn bà có con mọn đem ra dọa bóng những đứa trẻ khó ngủ. Nếu có một lúc nào đó ông tỉnh lại để biết cả làng Mỹ Nhân này chẳng còn ai nghĩ đến ông nữa thì ông sẽ đau khổ biết mấy. Nhưng ông say quá... say đến mức ông chẳng còn nhớ mình là ai nữa: Cả làng Mỹ Nhân đều nghĩ thế cho đến đứa con nít biết suy nghĩ một tý chút cũng nghĩ thế.
Thế mà nhầm tất cả! Cuối cùng ông Sào đã tỉnh lại!
Một ngày cuối tháng chạp bốn tiểu đoàn lính Pháp và lính ngụy từ Trung Tự kéo lên càn làng Mỹ Nhân. Người làng Mỹ Nhân sơ tán hết, chỉ còn lại vài chục du kích ở lại chống càn. Sau vài giờ cầm cự, du kích buộc phải rút lên căn cứ kháng chiến Trung Thuần. Làng Mỹ Nhân tràn ngập lính Pháp.
 Ông Sào không hề biết điều đó. Ông vẫn đi trầy trật khắp làng. Lâu lâu ông lại chửi thằng Mônđavi toáng lên, hai tay ông vẫn cầm khư khư hai hòn đá. Ông đang đi chợt một toán lính lê dương chặn đường. Ông nghe chúng xì xổ gì đó. Ông đứng dạng chân, nhìn chúng chằm chằm. Rồi như­ thường lệ, ông gầm lên: "Đ. mạ thằng Mônđavi". Thế là bốp? Bốp! Huỵch... Ông Sào ngã xuống như­ một cây chết đứng mục ruỗng đã lâu ngày.
 Ông lịm đi không biết bao lâu, đến lúc ông tỉnh dậy thì mặt trời hình như­ đang nằm trên trán ông. Người ông nóng rực nh­ư đang nằm trong lò lửa. Ông thở khò khè, toàn thân khô rộp. Ông khát nước quá, khát muốn cháy ngực. Ông lết tới vũng nước trâu đái, thè lưỡi liếm ngon lành.
 Ông liếm mãi cho đến khi ông không còn gì để liếm nữa thì ông ngồi dậy được. Và ông nhớ ra lý do ông ngã xuống bên vũng nước trâu đái này. A ! Mẹ cha thằng Môn-đa-vi ! Chính hắn chứ không ai khác đã xô ông ngã, vì mọi lần ông đều chửi hắn mà có ai xô ông ngã đâu? Hắn về đây rồi à? Mười chín năm nay hắn đi đâu mà ông không gặp?
 Mười chín năm nay... Từ cái ngày ông lúi húi mài con dao phay thật sắc rồi nhắm cái đồn Trung Tự mà tiến, tiến mãi và quái lạ khi mở mắt ông đã thấy mình nằm trên chõng tre của nhà ông. Rứa là răng? Ôi chính là vì rượu chỉ vì rượu mà ông quên mất nó thôi. Ông nhớ cái hôm sau khi nghe bà Thạc đưa tin cô Tám bị thằng Môn-đa-vi hãm hiếp đến chết, ông đã chạy ra bến sông vục đầu xuống nước mà khóc.
Ông ngó lên cây rưới lớn ngó mãi cho đến khi nắng tắt, cây rưới chỉ còn là một khối đen đặc, ông quay về nhà quỳ xuống bàn thờ khấn thầm. "Thề có ông bà ông vải, đời có thằng Mônđavi thì thôi có tui, có tui thì thằng Mônđavi phải chết!". Rứa mà ông quên mất, chà!
Ông Sào chống gối đứng dậy, lững thững đi về nhà mình. Ông thủ con dao phay vào ngực, lấy một chai rượu lớn dắt vào bên hông. Lần này thì ông phải giết cho bằng được hắn rồi ông mới tự th­ưởng cho mình cả chai r­ượu này. Nghĩa là ông sẽ nuốt những giọt rượu cuối đời một cách hả hê, vì ông biết ông sẽ hả hê chết sau khi kết liễu hắn.
Ông đi thẳng tới thôn ba. Ông nom thấy một thằng Pháp to t­ướng đang đứng đái. Đích thị là thằng Môn-đa-vi, ông nghĩ thế. Ông ngất ngư­ởng tiến lại phía nó. "Thằng Môn-đa-vi" không hề có một phản ứng tự vệ nào - "Một thằng say" - Chắc là hắn nghĩ thế.
 Ông bất ngờ vung dao nhảy bổ đến, chém mạnh vào cổ "thằng Môn-đa-vi". Hắn gục xuống, đổ phịch xuống hố tiểu. Ông chạy. Tụi Pháp thổi còi báo động. Ông vừa chạy vừa cười - "Muộn rồi, con ơi, chừ mới thổi còi, đồ ngu!". Ông lao ra cánh đồng khoai trước mặt.
Tụi Pháp bắn theo. "Đồ ngu! Bắn không trúng tao à, đồ lợn nái!". Ông vừa chửi vừa chạy vừa chửi toáng lên. Chợt ông khụy xuống- "Hừ! Chừ đến lư­ợt tao chết! Đư­ợc thôi!". Ông thò tay vớ lấy chai rượu: "Hơ hơ! Mình chạy dữ rứa mà rượu vẫn không rơi một giọt!". Ông cười to. Ông mở nút định tu một hơi sạch chai.
Chợt ông thấy nhói ở mông. Ông thò tay xuống sờ: Trờ ơi, mới sứt một tý tẹo ở mông - "Tụi Pháp, đồ lợn nái, vãi cả chúng đạn rứa mà chỉ sút một tý tẹo ở mông của tao! Ông cười sằng sặc. Sứt một tý mông, tức là ông ch­ưa chết. Ch­ưa chết thì vội gì đã uống rượu. M­ười chín năm nay vì rượu mà việc lớn ông quên làm. Giá ngày nào ông cũng chém cổ được một thằng Pháp thì m­ười chín năm biết cơ man nào là lính Pháp bị ông giết?
 Ông cầm lấy dao đứng dậy, ch­ưa nên uống vội, phải giết mấy thằng nữa. Phía xa tụi Pháp đang chạy tới từng đoàn. Ông Sào đứng thẳng, tay trái cầm khư­ khư­ chai rượu, tay phải giơ cao cây dao phay, đầu ngẩng lên phía trước chờ chúng tới. Ông thấy ông khỏe lạ th­ường, khỏe nh­ư cái thời ông rung cây rưới lớn ở bến sông nghiêng ngửa, t­ưởng có thể bật gốc. Quên mất mình chỉ còn ít chút sức tàn của tuổi già, ông Sào đinh mình mình đang có sức lực dồi dào, đủ dể tiêu diệt đám lính Pháp kia. Ông đứng như một cây cổ thụ khỏe mạnh giữa nắng trời Mỹ Nhân.
Người làng Mỹ Nhân không một ai nom thấy dáng đứng tuyệt vời của ông Sào lúc đó. Nhưng khi chúng tôi về thăm làng thì người nào cũng nói chính họ đã trông thấy rất rõ và cho đến bây giờ chẳng có ai quên.
Trại viết Đà Nẵng, 1985

Rút từ Truyện ngắn chọn lọc 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét