Có đến
ba chục năm không gặp, sáng mồng 5 ra ngõ bỗng gặp anh. Anh vẫn vậy, mặt bóng
mỡ luôn sẵn một nụ cười tươi, nụ cười cũng bóng mỡ trên mép môi dày. Lúc nào
anh cũng nhìn hắt lên, đang bắt tay rất chặt với mình, nói, khỏe chứ khỏe chứ,
mắt cứ hắt ngược lên trời, lấp lánh một điều gì vô cùng mãn nguyện. Áo quần
cũng vậy, lúc nào cũng nghiêm ngắn, từ thời đói rách lầm than cho đến bây giờ
chưa khi nào thấy anh ăn mặc nhếch nhác. Cái áo trắng tinh, bọc ngoài cái áo
khoác kiểu comple màu xám nhạt, quần thẳng li, giày Italy bóng lộn. Người như thế
không ai bảo đấy là người hèn.
Năm 1984-1985 chi đó
không nhớ nữa, xăng xe khan hiếm, Nhà nước cấm đi ô tô xe máy trong thành phố,
trừ xe có công vụ lệnh. Anh mặc kệ, cứ phóng xe nghênh ngang chẳng biết e sợ
gì. Công an thổi còi cái roẹt, chặn anh lại, hỏi giấy tờ anh đâu? Anh ngồi trên
xe, hai tay đút túi quần, hất hàm nói, này chú mày.. đang khi cả thành phố không
ai dám đi xe máy, thấy người ta cưỡi xe máy thong dong thì phải biết người đó
là ai chứ. Anh công an trẻ cười tẽn tò, nói, dạ dạ xin lỗi chú... mời chú đi.
Được trời cho lại giống người sang thật sướng. Đi cả đoàn đến chỗ nào anh cũng được chủ nhà chạy ra khúm núm bắt tay đầu tiên. Vào cổng cơ quan xứ mình khó lắm, thế mà anh ra vào như không, bất kì cổng cấp bộ hay cổng cấp sở. Thời bao cấp, có lẽ thời này thì cũng thế, vào các công sở chẳng sợ ai chỉ sợ mỗi ông gác cổng. Đưa giấy giới thiệu, ông đọc một câu hỏi một câu, rề rề rà rà, vặn vặn vẹo vẹo có khi mất cả tiếng mới miễn cưỡng cho vào. Thoát qua cổng bảo vệ thật nhẹ cả người.
Anh Tường ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) biết phận mình không thuộc giống người sang, người ta hết nhầm ông bán bánh bao sang nhầm ông tầm quất, thành thử đến cơ quan nào anh cũng thủ sẵn giấy giới thiệu. Thế mà cũng không thoát. Một hôm đến tỉnh ủy, trình tờ giấy thiệu ghi rành rành Hoàng Phủ – Ngọc Tường, bảo vệ nhướng mắt hỏi, anh là Ngọc Tường à? Anh Tường dạ dạ. Bảo vệ lại hỏi, rứa anh Hoàng Phủ mô? Anh Tường giải thích thế nào bảo vệ cũng không chịu, nói, anh chịu khó chờ ông Hoàng Phủ cho đủ hai người rồi vô luôn.
Anh Xuân Đức có mẹo vào cổng rất hay, mẹo này đến nay đã cũ nhưng thực hiện vẫn còn rất hiệu quả: Cứ đứng nép sát trạm gác, chờ khi khách đông đông thì chen vào, muốn đi vào thì gãi đầu bứt tai, nói, báo cáo đồng chí cho tôi đi ra. Lập tức ông bảo vệ trợn mắt, nói, ra làm cái gì, vào ngay! Đi ra thì dễ hơn, cứ cười nói nhơn nhơn, nói, anh gì ơi cho tôi đi vào. Bảo vệ hỏi giấy tờ đâu thì nói không có. Một giây sau thế nào cũng bị lôi ra khỏi cổng. Mình đã làm thử mấy lần rồi, lần nào cũng trót lọt, he he.
Lại kể chuyện anh. Anh đi với anh Tường vào tỉnh đội, đến trạm gác vỗ nhẹ vai cảnh vệ, nói, chú vào chỗ thằng Khánh chút nha. Lính cảnh vệ thấy cái ông dáng ông to cấp trung ương, lại gọi tỉnh đội trưởng bằng thằng, bèn vội vàng ưỡn ngực rập chân, dạ dạ mời chú vô. Anh đủng đỉnh đi vào. Anh Tường dắt xe đạp lóc cóc chạy theo anh, lập tức bị cảnh vệ giữ lại, nói, chú có giấy giới thiệu không? Anh Tường hôm đó quên mang giấy giới thiệu, lúng ta lúng túng, nói, tui đi theo ông tê, tui cũng gặp anh Khánh, tui là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cảnh vệ nói, chú ơi... Ngọc Hoàng không có giấy giới thiệu cũng không vào được, đừng nói Ngọc Tường.
Nói trắng ra anh chỉ là nhà văn quèn. Nói nhà văn cũng hơi oan cho anh, từ khi học trường viết văn Nguyễn Du khóa một cho đến nay chẵn ba chục năm anh chỉ viết đúng một truyện ngắn dài gần hai gang, chấm hết. Mọi người gọi anh là Ông đề cương, đi đâu, với ai anh cũng chỉ kể đề cương, toàn những đề cương hoành tráng. Cái thì anh bảo cái này chỉ cần viết 400 trăm trang thôi là Aitmatov phải xách dép cho tôi nhé, cái thì anh bảo cái này in ra một phát thì Markez phải gọi tôi bằng sư phụ, đừng có đùa… Ai không biết, nghe anh nói đều lác mắt.
Vợ anh là chị X. đẹp mê hồn, vì ngưỡng mộ anh mà lấy anh, nghe nói chỉ tốn chục cái đề cương là anh đánh đổ chị. Cái số thân cư thê của anh thật đã đời. Chị làm ăn giỏi giang, tiền của vào như nước, anh chỉ suốt ngày lêu têu đàn đúm với văn nghệ sĩ, không phải làm gì. Lâu lâu anh lại mang một ông cực nổi tiếng về nhà lấy le với vợ, nói thằng này thằng kia là bạn anh. Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi… ai cũng ít ra đến nhà anh một lần.
Vào nhà anh được uống rượu ngon, mồi đồ quí hiếm. Chỉ cần chịu khó nghe anh kể đề cương rồi gật gù khen hay hay, giỏi giỏi, siêu siêu… để cho vợ anh mắt sáng long lanh tự hào về chồng là coi như hoàn thành nhiệm vụ với anh rồi, cứ thế tha hồ ăn nhậu. Vợ anh người Huế, đảm lược nết na, thuộc tip mệ luôn đội chữ sĩ lên đầu, ai hỏi chồng làm gì thì mắt sáng long lanh, nói, anh ấy là nhà văn. Nói xong thì lo thắt ruột sợ người ta hỏi anh ấy có sách gì. Nhiều khi chị cằn nhằn, nói, bao nhiêu năm rồi anh không viết được cái gì. Anh nói, nhà cửa chật chội, viết cái gì.
Chị bán cả lô đất ba mẹ đi Mỹ để lại cho, xây một cái biệt thự ba tầng rộng rinh rang, nội thất toàn đồ sang trọng, đắt tiền. Anh đem bạn bè đến nhà khoe, nói, nhà cửa, vườn tược, đồ đạc là của vợ tôi cả đấy, tôi chỉ đóng góp mỗi con cu thôi. Chị để cả tầng ba cho anh làm khu sáng tác, trồng một khóm trúc, gắn cái đèn giống mặt trăng thấp thoáng sau khóm trúc, gắn giàn âm thanh đêm ngày phát ra tiếng sóng biển, treo hoa Phong Lan, treo lồng chim… đẹp mê tơi, giàu như Markez cũng phải thèm.
Anh vẫn không viết được, vẫn chỉ sản xuất được đề cương, chị hỏi sao không viết, giống y chang văn ông Adit Nexin anh kêu, nhiều muỗi quá... anh không cách sao viết được, cứ mỗi con cắn độp một phát là chết mất cả chương văn. Chị thuê làm một cái màn tuynh trùm kín cả tầng ba rồi đẩy anh vào, nói, anh viết đi cho em nhờ. Anh ngồi trong màn, ngó ngược ngước xuôi, nghĩ bụng, đ. mạ cái màn rộng 120 mét vuông, có thể vào ghi nét thế giới. Rồi anh đi dọc màn đếm xem bao nhiêu bước, đi ngang màn đếm xem bao nhiêu bước. Rồi anh lại nghĩ bụng, đ. mạ phải đem vợ lên làm phát khai trương cái màn vĩ đại này, phải làm giống Thu Bồn, xốc vợ ngang hông vừa đi vừa nhún vừa đọc thơ.
Cả chục năm sau cái màn đã úa vàng anh vẫn không viết được chữ nào. Vợ anh nói, anh còn thiếu gì nữa sao không chịu viết? Anh nói, mình sai lầm... văn chương là nơi thanh cao, vợ chồng mình lại đưa nhau lên đây làm bậy… Vợ anh khóc, nói, anh ngụy biện. Anh ôm vợ vào lòng, nói, thôi em ạ,..văn chương là cái đéo gì đâu, anh có con cu xuất sắc cống hiến cho em trọn đời là tốt lắm rồi.
Mồng 5 tết kéo nhau vào quán, uống với nhau chén rượu, anh nói, chú mày dại, bờ lóc bờ leo làm gì, lo làm văn chương đích thực đi, sắp xuống lỗ rồi đấy. Mình hỏi, bác sản xuất được tổng cộng mấy trăm cái đề cương rồi? Anh cười khì khì, nói, tao đi sai đường, đáng lẽ phải bỏ văn làm quan từ lâu mới phải. Bạn tao làm quan, chúng nó chuyên sản xuất đề cương thôi nhé, thế mà thằng nào thằng nấy phất kinh hồn. Đù mạ... tiếc quá!
Được trời cho lại giống người sang thật sướng. Đi cả đoàn đến chỗ nào anh cũng được chủ nhà chạy ra khúm núm bắt tay đầu tiên. Vào cổng cơ quan xứ mình khó lắm, thế mà anh ra vào như không, bất kì cổng cấp bộ hay cổng cấp sở. Thời bao cấp, có lẽ thời này thì cũng thế, vào các công sở chẳng sợ ai chỉ sợ mỗi ông gác cổng. Đưa giấy giới thiệu, ông đọc một câu hỏi một câu, rề rề rà rà, vặn vặn vẹo vẹo có khi mất cả tiếng mới miễn cưỡng cho vào. Thoát qua cổng bảo vệ thật nhẹ cả người.
Anh Tường ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) biết phận mình không thuộc giống người sang, người ta hết nhầm ông bán bánh bao sang nhầm ông tầm quất, thành thử đến cơ quan nào anh cũng thủ sẵn giấy giới thiệu. Thế mà cũng không thoát. Một hôm đến tỉnh ủy, trình tờ giấy thiệu ghi rành rành Hoàng Phủ – Ngọc Tường, bảo vệ nhướng mắt hỏi, anh là Ngọc Tường à? Anh Tường dạ dạ. Bảo vệ lại hỏi, rứa anh Hoàng Phủ mô? Anh Tường giải thích thế nào bảo vệ cũng không chịu, nói, anh chịu khó chờ ông Hoàng Phủ cho đủ hai người rồi vô luôn.
Anh Xuân Đức có mẹo vào cổng rất hay, mẹo này đến nay đã cũ nhưng thực hiện vẫn còn rất hiệu quả: Cứ đứng nép sát trạm gác, chờ khi khách đông đông thì chen vào, muốn đi vào thì gãi đầu bứt tai, nói, báo cáo đồng chí cho tôi đi ra. Lập tức ông bảo vệ trợn mắt, nói, ra làm cái gì, vào ngay! Đi ra thì dễ hơn, cứ cười nói nhơn nhơn, nói, anh gì ơi cho tôi đi vào. Bảo vệ hỏi giấy tờ đâu thì nói không có. Một giây sau thế nào cũng bị lôi ra khỏi cổng. Mình đã làm thử mấy lần rồi, lần nào cũng trót lọt, he he.
Lại kể chuyện anh. Anh đi với anh Tường vào tỉnh đội, đến trạm gác vỗ nhẹ vai cảnh vệ, nói, chú vào chỗ thằng Khánh chút nha. Lính cảnh vệ thấy cái ông dáng ông to cấp trung ương, lại gọi tỉnh đội trưởng bằng thằng, bèn vội vàng ưỡn ngực rập chân, dạ dạ mời chú vô. Anh đủng đỉnh đi vào. Anh Tường dắt xe đạp lóc cóc chạy theo anh, lập tức bị cảnh vệ giữ lại, nói, chú có giấy giới thiệu không? Anh Tường hôm đó quên mang giấy giới thiệu, lúng ta lúng túng, nói, tui đi theo ông tê, tui cũng gặp anh Khánh, tui là Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cảnh vệ nói, chú ơi... Ngọc Hoàng không có giấy giới thiệu cũng không vào được, đừng nói Ngọc Tường.
Nói trắng ra anh chỉ là nhà văn quèn. Nói nhà văn cũng hơi oan cho anh, từ khi học trường viết văn Nguyễn Du khóa một cho đến nay chẵn ba chục năm anh chỉ viết đúng một truyện ngắn dài gần hai gang, chấm hết. Mọi người gọi anh là Ông đề cương, đi đâu, với ai anh cũng chỉ kể đề cương, toàn những đề cương hoành tráng. Cái thì anh bảo cái này chỉ cần viết 400 trăm trang thôi là Aitmatov phải xách dép cho tôi nhé, cái thì anh bảo cái này in ra một phát thì Markez phải gọi tôi bằng sư phụ, đừng có đùa… Ai không biết, nghe anh nói đều lác mắt.
Vợ anh là chị X. đẹp mê hồn, vì ngưỡng mộ anh mà lấy anh, nghe nói chỉ tốn chục cái đề cương là anh đánh đổ chị. Cái số thân cư thê của anh thật đã đời. Chị làm ăn giỏi giang, tiền của vào như nước, anh chỉ suốt ngày lêu têu đàn đúm với văn nghệ sĩ, không phải làm gì. Lâu lâu anh lại mang một ông cực nổi tiếng về nhà lấy le với vợ, nói thằng này thằng kia là bạn anh. Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi… ai cũng ít ra đến nhà anh một lần.
Vào nhà anh được uống rượu ngon, mồi đồ quí hiếm. Chỉ cần chịu khó nghe anh kể đề cương rồi gật gù khen hay hay, giỏi giỏi, siêu siêu… để cho vợ anh mắt sáng long lanh tự hào về chồng là coi như hoàn thành nhiệm vụ với anh rồi, cứ thế tha hồ ăn nhậu. Vợ anh người Huế, đảm lược nết na, thuộc tip mệ luôn đội chữ sĩ lên đầu, ai hỏi chồng làm gì thì mắt sáng long lanh, nói, anh ấy là nhà văn. Nói xong thì lo thắt ruột sợ người ta hỏi anh ấy có sách gì. Nhiều khi chị cằn nhằn, nói, bao nhiêu năm rồi anh không viết được cái gì. Anh nói, nhà cửa chật chội, viết cái gì.
Chị bán cả lô đất ba mẹ đi Mỹ để lại cho, xây một cái biệt thự ba tầng rộng rinh rang, nội thất toàn đồ sang trọng, đắt tiền. Anh đem bạn bè đến nhà khoe, nói, nhà cửa, vườn tược, đồ đạc là của vợ tôi cả đấy, tôi chỉ đóng góp mỗi con cu thôi. Chị để cả tầng ba cho anh làm khu sáng tác, trồng một khóm trúc, gắn cái đèn giống mặt trăng thấp thoáng sau khóm trúc, gắn giàn âm thanh đêm ngày phát ra tiếng sóng biển, treo hoa Phong Lan, treo lồng chim… đẹp mê tơi, giàu như Markez cũng phải thèm.
Anh vẫn không viết được, vẫn chỉ sản xuất được đề cương, chị hỏi sao không viết, giống y chang văn ông Adit Nexin anh kêu, nhiều muỗi quá... anh không cách sao viết được, cứ mỗi con cắn độp một phát là chết mất cả chương văn. Chị thuê làm một cái màn tuynh trùm kín cả tầng ba rồi đẩy anh vào, nói, anh viết đi cho em nhờ. Anh ngồi trong màn, ngó ngược ngước xuôi, nghĩ bụng, đ. mạ cái màn rộng 120 mét vuông, có thể vào ghi nét thế giới. Rồi anh đi dọc màn đếm xem bao nhiêu bước, đi ngang màn đếm xem bao nhiêu bước. Rồi anh lại nghĩ bụng, đ. mạ phải đem vợ lên làm phát khai trương cái màn vĩ đại này, phải làm giống Thu Bồn, xốc vợ ngang hông vừa đi vừa nhún vừa đọc thơ.
Cả chục năm sau cái màn đã úa vàng anh vẫn không viết được chữ nào. Vợ anh nói, anh còn thiếu gì nữa sao không chịu viết? Anh nói, mình sai lầm... văn chương là nơi thanh cao, vợ chồng mình lại đưa nhau lên đây làm bậy… Vợ anh khóc, nói, anh ngụy biện. Anh ôm vợ vào lòng, nói, thôi em ạ,..văn chương là cái đéo gì đâu, anh có con cu xuất sắc cống hiến cho em trọn đời là tốt lắm rồi.
Mồng 5 tết kéo nhau vào quán, uống với nhau chén rượu, anh nói, chú mày dại, bờ lóc bờ leo làm gì, lo làm văn chương đích thực đi, sắp xuống lỗ rồi đấy. Mình hỏi, bác sản xuất được tổng cộng mấy trăm cái đề cương rồi? Anh cười khì khì, nói, tao đi sai đường, đáng lẽ phải bỏ văn làm quan từ lâu mới phải. Bạn tao làm quan, chúng nó chuyên sản xuất đề cương thôi nhé, thế mà thằng nào thằng nấy phất kinh hồn. Đù mạ... tiếc quá!
Rút từ Bạn văn 1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét