Đang ở Đà Nẵng, trong một khách sạn nghèo với Trung Trung Đỉnh. Năm giờ sáng đã mò dậy, lo viết nốt bài gửi sớm cho B.H vì mình biết khoảng hai tiếng nữa là bạn bè kéo đến bù khú tối ngày, không làm được việc gì.
Cái tật của tuổi già đụng phải cái gì là nhớ cái đó. Nhớ núi Phước Tường những chiều lính ngồi nhớ nhà, nấp vào một tảng đá cứ thế là khóc, rồi lăn ra ngủ cho đến khi tắt ánh nắng trời. Tưởng không ai biết, té ra có một nàng chiều nào cũng ra đây ngồi ngắm mình khóc. Hay thế chứ.
Nhớ bờ Nam bán đảo Sơn Trà có bờ biển đẹp mê ly, gái Tây tắm tràn trề bãi biển, đám lính trẻ no mắt. Còn quá trẻ ( Mới 25, 26 tuổi chứ bao nhiêu) không hiểu vì sao gái Tây da trắng thế lại cố tình phơi năng cho đen da. Rồi một em Tây phát hiện chàng lính trẻ đang núp rình. Tưởng nàng cho một cái tát, ai dè nàng ghì lấy thưởng cho một nụ hôn dài. Hi hi.
Nhưng mà đói. Đói lắm. Đói quá chịu không thấu. Đói đến nỗi một hôm giả đò giúp người bán nước mía đem xác mía đi vứt, đem ra một góc vắng ngồi nhai lại. Lính tráng cái gì cũng bán, bán sạch. Đến các xác trai cũng bán nốt cho các mụ nạ dòng để kiếm một bữa cơm, dăm ba đồng bạc.
Có thấm cái đói ngày xưa mới hiểu được giá trị những đổi thay của Đà Nẵng ngày nay. Nói rẩt thật.
Mình ngồi hút thuốc bên cửa sổ nhìn ra Sông Hàn. Sông Hàn bây giờ khác xa Sông Hàn 1982-1986 thời mình sống. Giống như một người đàn bà già nua nghèo khổ nhếch nhác bỗng một ngày trỗi dậy trẻ trung xinh đẹp đầy sức sống, sexy nữa. Làm cho cuộc sống hai bờ sông của thành phố trỗi dậy một cách sang trọng thì Sông Hương của Huế, sông Sài Gòn của Sài Gòn và sông Hồng của Hà Nội thua xa Sông Hàn của Đà Nẵng.
Hình như Đà Nẵng đang vươn về phía Đông. Một thành phố biển quá đẹp và sang đã dựng lên có thể nói ngoài sức tưởng tượng của mình. Khi Phạm Xuân Nguyên lái xe đưa mình qua cầu Thuận Phước, mình đã nói với nó, nếu cứ phát triển một cách căn cơ, sang trọng và có tầm như thế này thì mười năm nữa chính Đà Nẵng là đất đến chứ không phải Sài Gòn, Hà Nội. Nguyên ừ, nói, tương lai đây mới là thành phố đáng sống.
Mấy hôm nay ở Đà Nẵng, ngồi đâu người ta cũng nhắc đến Nguyễn B á Thanh, kẻ ghét người yêu, kẻ khinh người trọng. Nhà chính trị nào chả thế, chả có ai được dân mến mộ hoàn toàn. Một người nói khi nào ông Thanh chết thì họ viếng vòng hoa: Thành kính phân lô. Hi hi cũng hơi oan cho ông. Chuyện dùng đất để cống nộp quan trên, gia ân cấp dưới ở đâu cũng có, chẳng riêng gì Đà Nẵng. Nhưng dùng đất để chiêu hiền đãi sĩ thì chỉ có Đà Nẵng, không có nơi nào.
Làm quan thời này, chế độ này, trong mười điều có 7 điều dân chửi, ba điều dân khen như ông Nguyễn Bá Thanh là quí hóa lắm rồi. Ngước mắt lên trên, thấy có kẻ làm đâu hỏng đó, làm cái gì bị dân chửi cái đó, không thể nói khác hơn ngoài một chữ NGU, thế mà vẫn dương dương tự đắc cho mình là số 1 không thể thay thế, bi hài.
Thôi quên hết những chuyện ấy đi để đến với Sông Hàn. Chiều này Sông Hàn có mùi gì? Có màu gì? Không muốn viết thêm vì sợ rơi vào bài tập làm văn tả cảnh. Nhưng nếu nhớ mùi khai khai bốc lên khen khét nằng nặng, và màu xỉn thép gỉ chảy vật vờ nhơm nhớp nhừa nhựa cùng với rác rưởi của Sông Hàn những năm 80, những người đói rách lầm than ngày đó sẽ bật khóc trước một Sông Hàn chiều nay không bút nào tả xiết.
Không gian sông thật tráng lệ, Mời các bạn tham khảo các thông tin sau >>> Nguyên nhân gây răng thưa do răng sữa mọc sai vị trí ở trẻ bạn có biết ? ?
Trả lờiXóahttps://baotiengdan.com/2022/01/05/lang-mo-nguyen-ba-thanh-va-cau-chuyen-nhan-qua-ngay-doi-nay/
Trả lờiXóa