Năm 2009 khi nhà Văn hóa Đông Tây có buổi ra mắt
tập “Ký ức vụn” của Nguyễn Quang Lập cũng là lúc nhà văn này khởi đầu cho một
thời kỳ khác sau hai mươi năm trở lại văn xuôi.
Cười mà đau
Đó là thời kỳ anh xác quyết văn phong khẩu ngữ
mới thật sự là cái mà anh sẽ được người đọc khẳng định, sau khi rong chơi đủ
các thể loại nghệ thuật trong đó có viết kịch bản phim, kịch bản sân khấu và
nhiều món khác, ngoại trừ thơ là thứ mà anh cho là không được đụng tới để kiếm
tiền.
Nguyễn
Quang Lập có cách nhìn đời trong veo và hồn nhiên như một thiền sư. Nếu Thiền
có những công án làm cho người ta nhớ, thì Nguyễn Quang Lập, người còn thích được
gọi là Bọ Lập lại dùng cách kể chuyện gây cho người đọc nhớ tới như người tu
Thiền nhớ công án.
Hồn nhiên, lôi cuốn và khéo léo khi sử dụng phương ngữ của Bọ để nói tục, hay dùng yếu tính “tục” để chuyển tới người nghe những mẩu chuyện tiếu lâm thời đại mà phía sau đầy ắp bài học cho người đọc.
Hồn nhiên, lôi cuốn và khéo léo khi sử dụng phương ngữ của Bọ để nói tục, hay dùng yếu tính “tục” để chuyển tới người nghe những mẩu chuyện tiếu lâm thời đại mà phía sau đầy ắp bài học cho người đọc.
Người đọc
chuyện do Bọ kể khó nghĩ rằng trên một quyển sách trang nhã lại bất ngờ xuất hiện
những mẩu chuyện như sau:
“Hôm đi dự
Hội diễn sân khấu ở Đà Nẵng, chị nhận được tin nhắn của một vị giám khảo: Em
nen co them mot huy chuơng vang nua de duoc nghe si uu tu. Anh o phong 216,
chieu nay len voi anh nhe! Lập tức chị gọi máy, nói này, thằng già kia, bướm
tao ngàn vàng khôn chuộc, một cái huy chương vàng dởm của mày mà đòi đổi á, ngu
thế!”
Bọ Lập
đem nguyên si lời nói, cái cười nửa miệng khinh bỉ, cái tẽn tò trơ tráo của gã
đàn ông tưởng mình có vị trí cao rồi muốn gì cũng được đối với nhân vật chính
trong câu chuyện của nữ nghệ sĩ MYZ trong truyện “Người đẹp”.
Chỉ vài
nét, Bọ Lập đã làm người đọc ban đầu mỉm cười, sau cười lớn tiếng và rồi có khi
rưng rức nếu tìm ra được chất tiếu lâm thời đại chỉ qua vì chi tiết rất khó
quên của cái trề môi, cái cong cớn, cái quắc mắt của nhân vật nữ.
Mẩu chuyện
này nếu nói là “tục” thì cũng đúng bởi cách nói bộc trực, vỗ mặt của nhân vật
chính. Thế nhưng nếu thiếu cái ngôn ngữ phồn thực này thì câu chuyện sẽ tưởng
chừng nhạt không thể nào nhạt hơn!
Nhà thơ Đỗ
Trung Quân, người có mặt ngay trang đầu của tập “Bạn văn”, một tác phẩm tập
trung những khuôn mặt bạn bè văn chương của Bọ Lập vừa được nhà xuất bản Trẻ ấn
hành, cho biết cảm tưởng của ông khi được Bọ Lập viết về mình:
“Thật ra
anh Lập là người đùa như thật mà thật như đùa, thành ra xin bạn đọc hãy đọc
theo cảm giác của mình. Còn đối với tôi thì tôi cám ơn anh Lập, với sự
quý trọng của anh với tôi. Đối với cá nhân của Đỗ Trung Quân thì anh Lập có
hoàn toàn có cái nhìn tự do và tôi không can dự vào đó.
Thực ra
anh Lập vẽ nguệch ngoạc tôi chỉ đúng 70% thôi, ở ngoài tôi còn nhem nhuốc hơn
nhiều. Ít người biết câu Slogan của anh Lập là
“Một ngày
không nói tục thì nhạt mồm lắm”. Tôi nghĩ anh Lập là một người nói tục có duyên
không phải ai nói tục cũng có duyên đâu.”
“Bạn Văn”
gồm 66 truyện trong đó có 22 mẩu chuyện được trích lại từ “Ký ức vụn”, còn lại
44 truyện là viết mới trong đó đa số là những chân dung bằng mẫu tự được Bọ khắc
hoạ bằng phong cách khẩu văn của mình. Với nhà văn thì hứng khởi viết chân dung
phát xuất từ sự khâm phụcMaxim Gorky, bọ chia sẻ:
“Thật ra
tôi rất mê Maxim Gorky, không phải mảng văn chương của ông ấy vì truyện ngắn của
ông quá tuyệt vời rồi, nhưng vì mảng chân dung cũng quá tuyệt vời nên mình nghĩ
là viết chân dung như Gorky thì mới đáng viết. Nói thật là tôi có học theo cách
viết của Gorky.
Mình viết chân dung cũng như vẽ, phải cố gắng tìm cho ra cái nét đặc trưng của người ta, chọn lọc tất cả những gì về người đó rồi viết ra. Giống như ông Xuân Diệu quen ông ấy tám năm trời rồi mới viết. Tất nhiên mình viết thì có những chuyện đặc sắc nhất mà mình cho là người tốt từ góc riêng của mình tạo ra cái chân dung vừa ý mình. Tôi rất ghét chân dung tạo ra nhằm tâng bốc, khen nhau thì đó không phải là chân dung, đó là báo cáo thành tích.”
Mình viết chân dung cũng như vẽ, phải cố gắng tìm cho ra cái nét đặc trưng của người ta, chọn lọc tất cả những gì về người đó rồi viết ra. Giống như ông Xuân Diệu quen ông ấy tám năm trời rồi mới viết. Tất nhiên mình viết thì có những chuyện đặc sắc nhất mà mình cho là người tốt từ góc riêng của mình tạo ra cái chân dung vừa ý mình. Tôi rất ghét chân dung tạo ra nhằm tâng bốc, khen nhau thì đó không phải là chân dung, đó là báo cáo thành tích.”
Phong cách khẩu
văn
Nhân vật
dưới nét minh họa của Bọ có những góc cạnh rất khác nhau. Góc khuất nhất được
thêm ánh sáng vào nhưng không quá sáng để làm mất đi nguyên mẫu. Tất cả tâm lý
hỉ nộ ái ố, tham sân si của nhân vật xuất hiện dưới nét chấm phá của bọ không
thừa, không thiếu. Tả Xuân Diệu trong một phiên chợ sau khi chứng kiến chuyện bất
bình, nhà thơ đã không ngần ngại cởi bỏ lớp áo nhu mì, đạo mạo để trở về với
hình ảnh một con người đúng nghĩa:
“Xuân Diệu
gầm lên một tiếng cha mày, chực lao vào đánh chị. Mọi người lao vào cản ông,
mình cũng ôm ông ngăn lại. Xuân Diệu rời đám đông hầm hầm bỏ đi, quên cả bịch
thịt chó. Mình cầm bịch thịt chó đuổi theo, đưa cho ông, nói thưa anh… em là Nguyễn
Quang Lập… Anh nói làm thơ à, mình dạ, ông nhìn mình chằm chằm hồi lâu, nói điếc
đi em, câm đi em, mù đi em, thơ phú làm gì, văn chương làm gì… nhục lắm. Rồi
ông xách bịch thịt chó lên xe đạp đi. Mình nhìn theo ông mãi, thấy cái lưng to
bè của ông đang len lỏi trong đám đông nhếch nhác tất bật, tự nhiên thương ông
quá chừng.
Một lần gặp
ấy thôi đã đủ cho mình xóa hết những gì cô thầy vẽ vời về ông. Tâm hồn ông đâu
có treo ngược cành cây, cũng chẳng phải suốt ngày ông mơ theo trăng và vơ vẩn
cùng mây. Sai bét.”
Có khi Bọ
làm phim, quay cảnh hai người bạn văn nghệ nổi tiếng nhất Việt Nam và cũng bất
hạnh nhất Việt Nam trong một cuộc rượu hiếm hoi đầy kịch tính:
“Có anh
chàng hải quan đến tán con gái anh Phùng Quán, nó để lên bàn gói ba số năm
vuông, hút một điếu rồi ra về, giả đò quên để lại cho anh Quán. Anh quán rút một
điếu định bụng hút thử xem thuốc ba số ra làm sao. Vừa lúc Trần Dần đến, anh đập
tay anh Quán phát, nói ây ây ngu ngu.
Anh Quán
tưởng anh Trần Dần mắng cho là ham của nhà giàu, ai ngờ anh cầm gói thuốc nhét
túi, nói đang thiếu rượu lại đi hút thuốc này, có phí không.
Hai anh
em ra quán đổi gói ba số vuông được một lít rượu trắng, lại được bà chủ cho nợ
thêm một xâu nem, ngồi chén chú chén anh say sưa suốt một buổi chiều, say lên
còn tranh nhau ca ngợi đất nước.
Chuyện đó
lần nào anh Quán kể mình cũng ứa nước mắt.”
Chỉ với
đôi mắt của chim ưng Nguyễn Quang Lập mới nhìn ra cái kết thúc của cuộc nhậu với
câu: “say lên còn tranh nhau ca ngợi đất nước”. Câu kết này là tinh tuý của những
quan sát bằng trái tim thay vì bằng mắt.
Ngay những
câu chuyện buồn cũng không làm cho cách kể của Bọ buồn bã, u ám. Nó chỉ buồn buồn,
kém vui thôi nhưng vẫn đủ làm nhức lòng người nghe chuyện. Cái kết của truyện
Tuyết Nga là một thí dụ:
“Uống bia
mừng nó được giải ở quán Xanh, mình cười cười nói đấy, em thấy tác dụng của việc
có chồng chưa. Nhờ có chồng mới có cô con gái xinh đẹp, đi đái có người đứng
canh ma, thơ in ầm ầm, được giải ầm ầm, lại còn xây nhà xây nhiếc, tiến sĩ tiến
siếc, đảng viên đảng viếc… sướng chưa!
Nó cười rất
tươi, tiếng cười vẫn vang lên trong vắt, nói thế a thế a… Rồi nó cúi xuống mắt
ngân ngấn nước, lát sau ngẩng lên, nói chồng em mất đã bốn năm rồi anh ạ. Mình
sững sờ. Nhìn nó cà nhắc đi ra cổng, một tay khoác vai con gái, một tay xách làn
rau, mình ngẩn ra không hiểu sao nó lại có tiếng cười trong vắt bền bỉ suốt cả
cuộc đời.”
Vẽ chân dung bằng văn
Buồn dĩ nhiên không thể cười, nhưng có những
cái cười còn hơn khóc được Bọ Lập kể lại bằng khẩu văn làm ướt lòng người hiểu
chuyện. Phong cách khẩu văn đã đẩy chân dung Trần Dần tới cái mức tuyệt mỹ của
hình ảnh trong hội họa. Nét khắc khổ của đá, cái lạnh băng của những nếp nhăn
văn chương trên khuôn mặt Trần Dần hình như dãn ra, lung lay trên lớp da mồi và
biến động như sóng khi ông nghe câu chuyện về Tô Vĩnh Diện, một huyền thoại mù
trong thời chiến tranh chống Mỹ:
“Không mấy khi thấy anh cười, cười to càng không. Chỉ duy nhất một
lần nhắc đến Người người lớp lớp, anh Quán nói thằng Lập phản động lắm anh. Anh
nói sao, anh Quán nói: Nó bảo pháo chèn Tô Vĩnh Diện chứ không phải Tô Vĩnh Diện
chèn pháo.
Anh ngồi yên hồi lâu rồi hơ hơ, ngừng vài giây sau lại hơ hơ,
vài giây sau nữa mới hơ hơ hơ thành một tràng, vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi!
Thông minh!
Thơ Trần Dần mình đọc nhiều nhưng không thuộc, chỉ nhớ hoài tiếng
cười hơ hơ hơ của anh, nhớ đến chết không quên.”
Vẽ chân dung bạn bè đã hay, nhưng tự hoạ mình Bọ cũng tỏ ra
không kém:
“Hôm đi dự Liên hoan phim ở Nam Định, có mấy em chạy theo mình
nói chú chú cho cháu xin chữ kí, sướng, kí xọet xoẹt mấy phát. Chúng xem chữ kí
rồi tần ngần hỏi chú ơi chú tên gì? Mình nói tên, chúng tròn xoe mắt nhìn mình
như nhìn thằng vô lại. Hoá ra chúng nó tưởng mình đóng cái ông què trong cái
phim gì đó chúng vừa mới xem, ngoảy đít kéo nhau đi, không thèm chào.”
Bọ lập có lối vẽ chỉ vài nét là hiện ra một văn nhân hay kẻ lừa
đảo. Vài nhấn nhá là có ngay một bà nạ dòng với đủ nét dâm đãng, chiu chắt từng
đồng lẻ để bao trai. Truyện “Cái miệng hình số tám” cho thấy Bọ có cái nhìn
không hề thua kém Vũ Trọng Phụng trong hàng loạt phóng sự xã hội của ông:
“Chị khoác tay thằng cu con, cười cái liếc cái, núng na núng
nính đi vào cổng, chợt thấy mình, chị cười rất tươi, nói ui em, mắt chị chớp chớp,
hình như chị cố nhớ tên, rồi cười cái nữa, cái miệng nói hát sân khấu quen rồi,
uốn đi uốn lại hình số tám nói em mới dzô đa em.
Biết chị quên tên, mình nói em là Lập đây mà. Chị cười to, nói chời ơi, Nguyễn Quang Lập sao chị không nhớ được.
Biết chị quên tên, mình nói em là Lập đây mà. Chị cười to, nói chời ơi, Nguyễn Quang Lập sao chị không nhớ được.
Chị nhìn mình cười cười, vuốt má một cái, cái miệng lại uốn đi uốn
lại hình số tám nói em mới dzô đa em! Mình dạ rồi chào, bắt tay thằng cu. Chị
nói bạn trai chị đó.
Mình nghĩ bụng chị 65 tuổi rồi, có khi 67, thằng cu chưa đầy 25
tuổi, nó đổ cả chai xì dầu chắc cũng ngấm khô hết trơn, tự nhiên phì cười, ngoảnh
lại đã thấy chị khoác thằng cu đi vào quán, không hề mời mình một câu lấy lệ.”
Do đi nhiều, quen biết nhiều, bạn của Bọ, đa số là những nghệ sĩ
trong làng văn làng báo. Mỗi người một tài riêng, một biểu hiện riêng một kỳ cục
riêng không ai giống ai. Đọc “Bạn văn” có những thú vị bất ngờ vượt qua những
khuôn sáo mà nhiều tác giả dẫm lên.
Bọ lập kể lại một nhân vật trong “Bạn văn” mà tình cờ anh gặp có
một nhà thơ tên Bảo Sinh, người ngoại đạo không mấy ai biết đến lại có cái tài
bất ngờ là làm những câu thơ ngắn cực hay, được truyền miệng ngoài đời như hiện
tượng Thơ Bút tre trước đây.
“Té ra cái câu được truyền tụng lâu nay: Ra đường sợ nhất công
nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì là của Bảo Sinh, câu Vợ là cơm nguội nhà
ta/ Lại là phở tái thằng cha láng giềng cũng của Bảo Sinh nốt. Nhiều câu cười
buồn, cười đau, cười đắng… vui và hay, tài. Có lẽ hay nhất câu này: Cùng chung
một chuyến đò ngang/ Kẻ thì sang bến người đang trở về/ Lái đò lái mãi thành
mê/ Sang về chẳng biết mình về hay sang. Thơ như vậy mà báo chí ngại in, nghĩ cũng
lạ.”
Không phải bài viết nào về bạn bè Bọ Lập cũng thành công. Lê Thiếu
Sơn là người dẫn ra thất bại của anh trong truyện của Hồng Ánh-Thanh Sơn. Những
phê bình này được Bọ Lập xác định là đúng và hơn cả đúng nữa, anh nói:
“Đồng ý, đồng ý, rất đồng ý! Kể cả Thanh Sơn và Hồng Ánh đều có
một số điểm không thành công. Nói thật là họ quá gần mình. Quá gần gũi và thân
thiết mình thì mình phải có độ lùi. Mình phải có độ lùi cần thiết để nhận ra
cho thấu đáo, đó là nhược điểm của bản thân. Giá như Hồng Ánh -Thanh Sơn xa
mình khoảng 10 năm thì khi mình nhớ lại dứt khoát viết phải hay nhưng bây giờ
hàng ngày gặp nhau, thân thiện nhau không có độ lùi nên nhận xét của Lê Thiếu
Sơn rất chuẩn.”
Đọc “Bạn văn” xong lắm người buông sách xuống với nụ cười không
còn như lúc bắt đầu. Yếu tố hài, qua cách kể của tác giả không che lấp nỗi những
trằn trọc về cái yếu đuối của con người dù đó là nhà văn nổi tiếng hay một
bông hồng trong giới sân khấu. Cái tôi nhỏ bé cũng như tài năng của họ xen lẫn
trong tập sách khiến người đọc chiêm ngưỡng và lấy làm kinh nghiệm cho mình.
Kinh nghiệm về cách sống, về những va chạm mà người khác chịu đựng, cả về cách
làm thế nào để nghe tiếng cười mà không bị niềm đau chi phối.
Theo RFA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét